Khám phá dãy Himalaya – kì quan thiên nhiên của thế giới

Trải qua hàng chục triệu năm địa chất, dãy Himalaya đã trở thành biểu tượng với nóc nhà thế giới - đỉnh Everest. Với vẻ đẹp hùng vĩ cùng vị thế đồ sộ, Himalaya khoác lên mình tấm choàng được bao phủ bởi gió tuyết quanh năm. Dù vậy, dãy núi cao nhất thể giới thu hút không ít sự tò mò của du khách khi đặt chân đến đây bởi cảnh quan kì vĩ cùng nét đẹp tôn giáo đã thống trị hàng thế kỉ qua. Hãy cùng Migola Travel khám phá những điều thú vị xung quanh dãy Himalaya này nhé !

himalaya-keitaro
Himalaya khoác lên mình tấm choàng được bao phủ bởi gió tuyết quanh năm. (Ảnh: Keitaro)

Nóc nhà kì vĩ của thế giới

Himalaya là tên gọi một hệ thống núi hùng vĩ ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Tên của dãy núi có nghĩa là “nơi ở của tuyết”, ngụ ý núi rất cao, chỉ có tuyết mới tồn tại được ở đây. Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng và sông Dương Tử. 

himalaya-1
Himalaya là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới. (Ảnh: Internet)

Du khách khi du lịch Nepal sẽ được chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất thể giới nằm trên dãy Himalaya là đỉnh Everest (cao 8848 mét). Everest đã trở thành biểu tượng bất khả xâm phạm trên thế giới khi chưa có ai chinh phục được đỉnh núi này mãi đến năm 1953. 

Everest
Đỉnh núi cao nhất dãy Himalaya là Everest cao 8848m. (Ảnh: Internet)

Hệ động và thực vật của Himalaya biến đổi theo khí hậu, lượng mưa, cao độ, và đất. Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở chân núi đến băng và tuyết vĩnh cửu ở những đỉnh cao nhất. Lượng mưa hàng năm tăng từ tây sang đông dọc theo sười phía nam của dải núi. Sự đa dạng về khí hậu, cao độ, lượng mưa, và đất đai tạo điều kiện cho nhiều quần xã động - thực vật phát triển. Ví dụ như ở những cao độ rất cao (áp suất thấp) cùng với khí hậu cực lạnh cho phép các sinh vật chịu được điều kiện sống rất khắc nghiệt sống sót.

song-bang
Sông băng rộng lớn ở dãy Himalaya. (Ảnh: Internet)

Himalaya là một trong những dải núi trẻ nhất trên Trái Đất và bao gồm chủ yếu là các đá trầm tích và đá biến chất được nâng lên. Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của nó là kết quả của sự va chạm lục địa hoặc tạo núi dọc theo ranh giới hội tụ giữa mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu. Dải núi này được xem là núi nếp uốn.

mang-Andian
Sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ khiến Himalaya mỗi năm cao thêm 5mm. (Ảnh: Internet)

Mảng Ấn-Úc vẫn đang chuyển động với tốc độ 67 mm/năm, và hơn 10 triệu năm nữa nó sẽ đi sâu khoảng 1.500 km vào châu Á. Khoảng 20 mm/năm của sự hội tụ Ấn-Á theo đứt gãy dọc theo sườn phía nam của Himalaya.Điều này làm cho Himalaya nâng cao khoảng 5 mm/năm. Sự chuyển động của mảng Ấn Độ vào mảng châu Á cũng gây ra các hoạt động địa chấn như động đất thường xuyên ở khu vực này.

Dãy núi thiêng của Phật giáo 

Sự hùng vĩ của thiên nhiên và Phật giáo là 2 yếu tố đã thu hút du khách lựa chọn du lịch Nepal. Dãy núi này có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nền văn hóa vùng Nam Á. Nhiều đỉnh núi của dãy Himalaya được xem là biểu tượng linh thiêng đối với Phật giáo. 

phat-giao
Sự hùng vĩ của thiên nhiên và Phật giáo là 2 yếu tố đã thu hút du khách. (Ảnh: Internet)

Dãy Himalaya thường được đề cập trong kinh điển Phật giáo và đã thân thuộc với Ðức Phật. Ngài đã có thể nhìn thấy các lớp băng tuyết lớn, kết thành lũy đá dài trước khi Ngài từ bỏ thế giới và bắt đầu tìm kiếm chân đế. Có lẽ Ngài đã đặc biệt đặt ngọn núi này trong tâm trí khi  so sánh người đạo đức với ánh sáng mặt trời chói trên đỉnh núi tuyết:

Người hiền dù ở xa,
Hiện ra như núi tuyết.

Kẻ ác dù đứng gần,
Như tên bắn trong đêm.

Himalaya và Phật giáo luôn co mối ghắn kết chặt chẽ. (Ảnh: Internet)

Nơi đây có khoảng hai mươi tu viện và trên dưới một ngàn tăng sĩ. Phần lớn họ nghiên cứu thực hành theo tông phái Đại thừa tuy vậy cũng có một số ít theo các trường phái khác. Đây là nơi trú ngụ của các vị A La Hán và Bồ tát. Đã có một thời gần như toàn bộ khu vực Himalaya là khu vực theo Phật giáo và thậm chí ngày nay các vùng như Ladhkh, Zanskar, Lahaul, Spiti, Kinnaur, Mustang, Sikkim và Bhutan thì Phật giáo vẫn còn chiếm đa số.

Nền văn hóa Himalaya là nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Himalaya vẫn thường được gọi là “Land of Padmasambhava” (Vùng đất của Đức Liên Hoa Sinh). Đức Liên Hoa Sinh được coi là vị Tổ của Phật giáo Tây Tạng, mang giáo pháp của Phật giáo từ Ấn Độ tới Tây Tạng, để rồi Phật giáo Tây Tạng phát triển rộng khắp vùng đất này. Những nét nổi bật nhất, đặc sắc nhất của văn hóa Himalaya có sự bắt nguồn trong tinh túy của Phật giáo Tây Tạng.

Vương quốc bị lãng quên

Vượt qua ngàn dặm gió bụi, đến đây, du khách sẽ được khám phá nhiều điều bí ẩn và sự sống khắc nghiệt tại vùng băng tuyết vĩnh cửu này. Mustang - nơi được mệnh danh là “vương quốc bị lãng quên”- nằm ở phía tây bắc - vùng xa xôi và hẻo lánh nhất của Nepal, giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Nằm khuất xa trên dãy Himalaya, bao quanh là những ngọn núi cao trên 8.000m, vương quốc Lo xưa cũ sở hữu những khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.

Từng là một vương quốc Phật giáo độc lập, Mustang sáp nhập vào Nepal cuối thế kỷ 18, nhưng đến năm 1950 mới thực sự từ bỏ quyền độc lập. Mustang có thể chia ra 2 vùng khí hậu và cảnh quan tự nhiên: Vùng Hạ (Lower Mustang) có nhiều mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu và vùng Thượng (Uper Mustang) kéo dài đến biên giới Tây Tạng (Trung Quốc) với địa hình đa số là cao nguyên đầy sỏi đá.

lower-musstang
Vùng Hạ (Lower Mustang) có nhiều mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu. (Ảnh: Internet)

Ở vị trí hiểm trở nên hàng ngàn năm nay, Mustang cách biệt với thế giới và gần như bị quên lãng cho đến khi được các nhà thám hiểm "tái phát hiện" vào năm 1981. Mustang có nghĩa là "đồng bằng phì nhiêu", đây là mảnh đất của những nền văn hóa cổ xưa với những cảnh sắc kỳ thú, tuyệt đẹp. Đến nay, Mustang luôn là vùng đất bí ẩn đầy hấp dẫn với mọi du khách trên thế giới khi du lịch đến Nepal.

upper-mustang
đây là mảnh đất của những nền văn hóa cổ xưa với những cảnh sắc kỳ thú, tuyệt đẹp. (Ảnh: Internet)

Khát vọng chinh phục nóc nhà thế giới

Trong hệ thống dãy Himalaya, đỉnh Everest nổi tiếng với độ cao 8848m và được xem là “nóc nhà của thế giới”. Trong suốt thời gian dài được biết đến, vẫn không ai chinh phục được đỉnh núi này. Chính điều đó đã thôi thúc con người quyết tâm chinh phục để thể hiện sức mạnh trước tự nhiên. Vào ngày 29/5/1953, nhà thám hiểm vĩ đại nhất thế kỷ 20 Edmund Hillary là người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này, đặt bước ngoặc cho lịch sử nhân loại trong công cuộc chinh phục tạo hóa. Từ đó đến nay, rất nhiều người đã tiếp bước ông đặt chân lên đỉnh núi.

first-everest
Edmund Hillary (trái) là người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này. (Ảnh: Internet)

Ngày 22/5/2008, Việt Nam đã được ghi tên vào danh sách những nước có đoàn leo núi chinh phục thành công đỉnh Everest. Và những con người làm nên kỳ tích này là nhà leo núi Bùi Văn Ngợi, Nguyễn Mậu Linh và Phan Thanh Niên.

vietnam-everest
3 nhà leo núi Việt Nam chinh phục thành công Everest. (Ảnh: Internet)

Hàng năm, ước tính có khoảng vài trăm nghìn khách du lịch đến khám phá dãy Himalaya. Đối với những ai yêu thích sự mạo hiểm, Himalaya quả thực là một điều kì diệu của tự nhiên. Không chỉ có dãy Himalaya kỳ vĩ, Nepal vẫn còn ẩn chứa nhiều thắng cảnh đẹp với những nét mộc mạc hoang sơ đang đợi bạn khai phá. Đừng bỏ qua cơ du lịch Nepal đầy hấp dẫn cùng Migola Travel với những cung đường trekking mạo hiểm, thách thức mọi giới hạn của bạn.

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Khám phá dãy Himalaya - Kì quan thiên nhiên Thế giới

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Nepal – Đường Vào Tuyết Sơn

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Tìm hiểu 12 điều thú vị xung quanh thành phố Pokhara, Nepal

Annapurnas

Chinh phục Poon Hill và nhìn ngắm dãy Himalaya hùng vĩ

Công viên quốc gia Chitwan – Di sản thiên nhiên của Nepal

Tìm hiểu những điều thú vị về đỉnh Everest

Làng Nagarkot – Vùng đất tựa thiêng đường

Thành phố Pokhara – Viên ngọc của Nepal