Cẩm nang du lịch đến “cực thứ ba” Tây Tạng

Những năm trở lại đây, cái tên Tây Tạng không còn quá xa lạ với những ai đam mê du lịch nói chung và những tín đồ khao khát khám phá những chân trời mới nói riêng. Nép mình bên cạnh dãy núi Himalaya sừng sững. Tây Tạng không chỉ làm mê mẩn lòng người bởi những phong cảnh hùng vĩ, những dãy Tuyết Sơn trãi dài hay những hồ nước xanh vắt… đẹp đến xiêu lòng. Ngoài ra, nơi này cũng là thánh địa Phật giáo Kim Cương Thừa, miền đất hứa linh thiêng mà ai cũng mong một lần được đặt chân đến.

Dưới đây là một vài gợi ý khi đi du lịch Tây tạng mà Migola Travel muốn gửi đến. Hi vọng bạn sẽ chuẩn bị kĩ những “hành trang thông tin” hữu ích để đến gần với giấc mơ Tây Tạng nhé!

Nên đến Tây Tạng vào thời điểm nào?

Ở độ cao hơn 4200m so với mực nước biển, khí hậu Tây Tạng quanh năm chủ yếu là lạnh và khô cằn. Tuy khắc nghiệt là thế, nhưng cẩm nang du lịch Tây Tạng gợi ý với bạn thời điểm nên đi Tây Tạng vào khoảng mùa xuân và mùa thu. Tức là từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Vào thời điểm lý tưởng này tiết trời trở nên mát mẻ và trong xanh hơn. Thuận tiện cho bạn có cơ hội đi trải nghiệm và khám phá nhiều hơn về lối sống, bản sắc văn hóa nơi đây. Nếu không muốn chen chúc vào những mùa cao điểm. Đến Tấy Tạng vào mùa đông cũng là một trải nghiệm thú vị trong đời.

Khám phá vẻ đẹp Tây Tạng thông qua những điểm đến

Phải chăng những câu chuyện huyền thoại, những phong cảnh tựa như tranh vẽ, những con người hướng đạo thiện lành… Đã khuất phục được cái địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nhiệt để hấp dẫn những đôi chân muốn đi.

Đền Đại Chiêu

Đền Đại Chiêu hay còn gọi là tu viện Qoikang, Yoking, đền Yokhang. Nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, thủ phủ Khu tự trị Tây Tạng. Đây là ngôi đền linh thiêng và có tầm quan trọng trong tiềm thức của người dân Tây Tạng. Ngoài là nơi linh thiêng thờ tự các vị Phật, đền Đại Chiêu còn là một địa danh thu hút nhiều khách thăm viếng.

Đền Đại Chiêu
Đền Đại Điêu - Ngôi đền quan trọng nhất trong tiềm thức của người Tạng (Ảnh: Internet)

Cung điện Potala (Bố Đạt La cung)

Được đặt tên dựa trên ngọn núi Potalaka, công trình đồ sộ này được khởi công vào năm 1645. Với quy mô đồ sộ, cung điện Potala không những được xem như là kỳ quan nổi tiếng của Tây Tạng. Mà thậm chí đây còn là kỳ quan của toàn nhân loại. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cung điện Potala ngày càng có sức hút đối với du khách gần xa.

Cung điện Potala
Cung điện Potala - Kì quan nổi tiếng của Tây Tạng nói riêng và của toàn nhân loại nói chung (Ảnh: Internet)

Hồ Namtso

Namtso trong tiếng Tạng nghĩa là thiên đường. Quả thật đúng với tên gọi, có một hồ Namtso kéo dài bất tận phản chiếu những tầng mây soi mình trên mặt “gương” tĩnh lặng. Khung cảnh tựa như chốn bồng lai, khó nói nên lời. Không những đẹp như một bức tranh tả thực, Namtso còn là một điểm linh thiêng trong Phật giáo. Hằng năm, người dân sẽ hành hương về hồ này để cúng viếng và lễ lạc.

Hồ Namtso
Hồ Namtso đẹp như một bức tranh tả thực (Ảnh: Internet)

Cung điện Yumbulagang

Yumbulagang cũng là một điểm đến lý tưởng mà cẩm nang du lịch Tây Tạng đưa đến cho bạn. Từ xa nhìn vào cung điện Yumbalagang giống như một lô cốt nằm trên một đỉnh núi chót vót. Đi sâu khám vào bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tranh, bích họa tuyệt đẹp. Phác họa lại lịch sử hàng ngàn năm của Tây Tạng. 

Cung điện Yumbulagang
Cung điện Yumbulagang tại Tây Tạng (Ảnh: Internet)

Hồ Yamdrok

Yamdrok là một trong ba hồ nước linh thiêng của Khu tự trị Tây Tạng. Xung quanh hồ được bao quanh bởi nhiều ngọn núi phủ tuyết trắng xóa. Khi trời chuyển thu, Yamdrok lại được thay áo mới bởi dãy núi xung quanh tưới một màu xanh mới.

Hồ Yamdrok
Hồ Yamdrok là một trong ba hồ thiêng của Tây Tạng (Ảnh: Internet)

Tu viện Tashilhunpo

Tu viện Tashilhunpo ngày nay được xem là trung tâm tôn giáo lớn nhất của Tây Tạng. Đây là nơi những cuốn kinh sử và nhiều di sản quý giá khác được lưu giữ.  Phong cách thiết kế của tu viện này thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc riêng của Tây Tạng. Mỗi năm, tu viện Tashilhunpo đón rất nhiều lượt khách hành hương. Cùng với nhiều khách du lịch đến thăm viếng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tâm linh của tu viện.

Tu viện Tashilhunpo
Tu viện Tashilhunpo trái tim của Phật giáo Tây Tạng (Ảnh: Internet)

Thử những món ăn gì ở Tây Tạng để không hối tiếc?

Món ăn đầu tiên nên thử khi đi du lịch Tây Tạng chính là Tsampa. Đây là loại bánh nướng có vị bùi bùi, ngọt thanh làm từ bột đại mạch – thực phẩm chính của người dân nơi đây. Tiếp theo, bạn nhất định phải thử một bát mì Tạng, tên gọi khác của nó là Thukpa. Là món mì kết hợp nhiều nguyên liệu với nhau như thịt cừu, thịt dê…Ngoài ra, cẩm nang du lịch Tây Tạng còn đưa ra cho bạn thêm một gợi ý trong menu ăn uống của người Tạng không nên bỏ sót chính là trà bơ. Thức uống giúp ích rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống cảm. Nó còn giúp cơ thể bạn dễ thích nghi dần với không khí loãng ở vùng cao nguyên này.

Trà bơ Yak Tây Tạng
Trà bơ Yak - thức uống quốc dân nhất định phải thử  khi tới Tây Tạng (Ảnh: Internet)

Đơn vị tiền tệ và ngôn ngữ ở Tây Tạng

Trước khi đi du lịch, bạn nên đổi tiền sang đơn vị tiền tệ được sử dụng ở nước đó. Tại Tây Tạng, người dân lưu hành đồng tiền Nhân Dân Tệ (CNY) để trao đổi và mua bán vật phẩm. Ngoài ra, tiền đô (USD) cũng có thể dùng để mua hàng hóa. Tuy nhiên, cẩm nang du lịch Tây Tạng khuyến khích các bạn nên đổi một khoản tiền Nhân Dân Tệ.  Điều này là bí quyết mua sắm ở Tây Tạng sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn thanh toán. Tỷ giá quy đổi là 1 CNY sẽ tương đương với 3,399 VNĐ.

Người ta thường nói rằng: biết tiếng Anh, muốn đi đâu chẳng được. Nhưng có lẽ Tây Tạng là điểm đến không áp dụng thứ ngôn ngữ này. Người Tạng chỉ có thể nói tiếng Tạng và tiếng Trung. Nếu bạn không thể giao tiếp bằng hai thứ tiếng này, thì hãy cố gắng sử dụng ngôn ngữ hình thể để diễn đạt hết ý nhé.

Sốc độ cao, vấn đề sức khỏe cần lưu ý

Do tính chất phi địa đới, càng lên cao không khí càng loãng. Nếu đột ngột di chuyển lên những khu vực cao, cơ thể bạn sẽ rất dễ bị sốc độ cao. Vì chưa có đủ thời gian thích ứng, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở hoặc nhanh đuối sức… Để chuyến đi suôn sẽ như mong đợi, bạn nên luyện tập để cải thiện sức khỏe trước khi đi. Một số động tác gợi ý đơn giản như hít thở sâu, ngồi thiền hay tập yoga... Ngoài ra, bạn hãy dùng Hoạt huyết dưỡng não một tháng trước ngày bay, để tăng cường lưu thông máu đến não. Cuộc vui nào cũng sẽ trọn vẹn hơn nếu ta có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng ngay từ trước ngày khởi hành.

Du lịch không chỉ để nghỉ dưỡng, du lịch còn là cơ hội để học tập và thực hiện ước mơ. Nếu bạn từng ước một lần được đặt chân lên mãnh đất bí ẩn này. Thì giờ đây, Tây Tạng không còn là một giấc mơ ảo nữa. Bạn có thể hiện thực nó vì cứ đi, đi rồi sẽ đến. Hi vọng với những thông tin hữu ích từ cẩm nang du lịch Tây Tạng. Bạn sẽ có một hành trình chinh phục vùng đất huyền bí này một cách đáng nhớ nhất!

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Cẩm nang du lịch đến "cực thứ ba" Tây Tạng

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour du lich Tây Tạng và vùng Himalaya

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Mật Tông Tây Tạng – Các tông phái chính

Bánh nghi lễ Torma của người Tây Tạng

Trà bơ Tây Tạng

Trà bơ – thức uống “quốc hồn quốc túy” của người Tây Tạng

Táo đen Tây Tạng

Táo kim cương đen – trái cây quý hiếm ở Tây Tạng

Mùa xuân ở Tây Tạng

Khám phá bốn mùa ở Tây Tạng

Ẩm thực Tây Tạng

Khám phá ẩm thực du mục xứ Tây Tạng