Đền Đại Chiêu – Vương quốc huyền bí của Phật giáo

Đền Đại Chiêu còn được gọi là Tu viện Qoikang, Jokang, đền Jokhang. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2000. Đây là ngôi đền Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm tại quảng trường Bát Giác thuộc trung tâm phố cổ Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Khái quát về đền Đại Chiêu

đền Đại Chiêu Tây Tạng
Người Tây Tạng coi đây là ngôi đền linh thiêng và quan trọng nhất (Ảnh: Internet)

 Ngôi đền hiện được cai quản bởi Cách - lỗ phái. Nhưng họ chấp nhận tất cả các tín đồ của Phật giáo. Ngôi đền này là sự pha trộn của thiết kế một Tịnh xá Ấn Độ với thiết kế Tây Tạng Nepal.

Đền Đại Chiêu được thành lập bởi vua Tùng Tán Cán Bố vào thế kỷ thứ 7 (năm 647) khi vương triều này hưng thịnh nhất. Vì vậy mà kiến trúc cũng như cách bài trí của ngôi chùa này vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.

Đại Chiêu trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là Kinh Đường, Phật Đường, Cung Điện… hay còn được gọi là phật Thích Ca Mâu Ni. Có thể nói chính xác thì Chùa Đại Chiêu Tự là ngôi chùa thờ tượng Thích Ca Mâu Ni.

Năm 1978 chùa được trùng tu và đón khách du lịch Tây Tạng và khách hành hương chính thức năm 1980. Hiện nay, đền Đại Chiêu không những là thánh địa phật giáo. Đền còn là thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Cảnh quan bên ngoài

Bước vào sân Đại Chiêu tự, bạn sẽ bị cuốn hút bởi sự trang nghiêm toát lên từ kiến trúc rực rỡ đặc sắc. Với sự pha trộn tinh hoa giữa Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, và cả nhà Đường của Trung Hoa. Sắc màu từng cây cột dọc hay thanh xà ngang càng nổi bật hơn khi có ánh sáng chiếu vào. Trên đầu mỗi cột đều có hình Đức Phật Thích Ca với những tư thế tọa thiền và tay ấn khác nhau. Còn trên các xà con giữa các thân cột là những dòng kinh chữ Tạng.

Không những người dân nơi đây mà những khách du lịch Tây Tạng khi vừa ghé thăm cũng cảm thấy, ngôi đền giống như cõi Phật trên dương gian. Đây là nơi diễn ra những lễ hội, những sự kiện quan trọng của đất nước này. Mọi người ở đây tin vào Đức Phật, tin vào những điều răn dạy của Phật họ không màng đến khí hậu thời tiết khó khăn tất cả đều đến đây để bày tỏ lòng thành kính và xin phước lành của Đức Phật.

Đền Đại Chiêu là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng ở Tây Tạng
Đền Đại Chiêu là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng ở Tây Tạng. (Ảnh: Internet)

Cảnh quan bên trong

Ánh sáng bên trong đền chủ yếu lấy ánh sáng tự nhiên là chính. Kết hợp với những ngọn nên làm từ mỡ bò Yak khiến màu sắc bên trong chùa lung linh huyền ảo hơn. Khi du lịch Tây Tạng bạn sẽ nhận ra không như những ngôi đền của Trung Quốc hay Việt Nam. Các đền ở đây không nghi ngút khói hương. Thay vào đó là mùi hơi nồng của mỡ bò. Theo người Tạng, mỡ bò Yak khi đốt không tạo ra khói. Nhờ đó không gây hư hại đến các bức tượng hay tranh thangka treo trong chùa. Ngược lại, mỡ bò Yak như phủ một lớp bóng đặc trưng lên các pho tượng.

Bên trong đền Đại Chiêu ở Tây Tạng
Một góc trong đền Đại Chiêu. (Ảnh: Internet)

Trong chánh điện có thờ Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân. Tượng do công chúa Văn Thành đưa từ Tràng An đến đây. Đây được làm hoàn toàn bằng bạc và mạ vàng do đích thân Phật Thích Ca Mâu Ni khai quang. Pho tượng được đúc ở tư thế ngồi, cao gần ba mét, nặng 1,5 tấn. Đây là pho tượng quý hiếm được niết bàn vào năm 544 trước công nguyên. Bên cạnh bức tượng có hai con rồng được làm bằng đất. Bên trong rỗng nhưng không hề có một vết nứt nào sau hơn bốn trăm năm thăng trầm lịch sử.

Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân
Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân do công chúa Văn Thành đưa từ Tràng An đến đền. (Ảnh: Internet)

Đền Đại Chiêu còn thờ rất nhiều tượng Phật khác nhau. Bao gồm các tượng: Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương bồ tát, điện thờ Hộ Pháp của phái Cách Lỗ…

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Đền Đại Chiêu - Vương quốc huyền bí của Phật giáo

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Tây Tạng Huyền Bí

Hotline tư vấn: 0366.55.66.77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Mật Tông Tây Tạng – Các tông phái chính

Bánh nghi lễ Torma của người Tây Tạng

Trà bơ Tây Tạng

Trà bơ – thức uống “quốc hồn quốc túy” của người Tây Tạng

Táo đen Tây Tạng

Táo kim cương đen – trái cây quý hiếm ở Tây Tạng

Mùa xuân ở Tây Tạng

Khám phá bốn mùa ở Tây Tạng

Cung điện Potala

Cẩm nang du lịch đến “cực thứ ba” Tây Tạng