Tìm Hiểu Địa Lý Và Khí Hậu Tây Tạng

Khu tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region - TAR) là 1 trong 5 khu tự trị lớn (KTT) của Trung Quốc (bên cạnh KTT Nội Mông - Inner Mongolia, KTT Ninh Hạ - Ninhxia, KTT Tân Cương - Xinjiang, KTT Quảng Tây - Guangxi), trải rộng trên diện tích hơn 1,23 triệu km2 thuộc cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (Qinghai - Tibet plateau) ở độ cao trung bình 4000m so với mực nước biển. Với hơn 50 đỉnh núi cao trên 7000m, trong đó có 11 đỉnh cao hơn 8000m, và 4 trong số đó nằm trong danh sách 10 đỉnh núi cao nhất thế giới; Tây Tạng được xưng tụng là nóc nhà của thế giới. Bên ngoài có đường biên giới với các nước Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Bhutan; bên trong giáp với các vùng Tân Cương (Xinjiang), Thanh Hải (Qinghai), Tứ Xuyên (Sichuan) và Vân Nam (Yunnan) của Trung Quốc nên Tây Tạng (Xi Zang) giữ vai trò cực kỳ quan trọng về mọi mặt địa lý, chính trị, văn hoá, xã hội.

Phân chia các vùng Tây Tạng

 Địa giới cũ của vùng Tây Tạng được chia làm 5 vùng lớn: U (ở trung tâm), Tsang (thường được nhập chung lại gọi là vùng U-Tsang), Kham (ở phía Đông), Ngari (ở phía Tây), và Amdo (ở phía Bắc).

vung-tay-tang

Vì những lý do nhạy cảm và yếu tố lịch sử, KTT Tây Tạng theo bản đồ Trung Quốc ngày nay được chia ra gồm 6 địa khu (prefectures) và 1 địa cấp thị là (5) Lhasa (còn gọi là thành phố cấp địa khu, prefecture-city level) - nằm giữa tỉnh và huyện.

ban-do-tay-tang

6 địa khu kia gồm:
- (1) Ngari: trung tâm hành chính là huyện Gar (Gar county)
- (2) Nagqu: trung tâm hành chính là huyện Nagqu (Nagqu county)
- (3) Qamdo: trung tâm hành chính là huyện Qamdo (Qamdo county)
- (4) Shigatse (hay Xigaze): trung tâm hành chính là thành phố Shigatse
- (6) Shannan (hay Lhoka): trung tâm hành chính là huyện Nedong (Nedong county)
- (7) Nyingchi: trung tâm hành chính là huyện Nyingchi County (Nyingchi county)

Khí hậu Tây Tạng

Khí hậu tại Tây Tạng khô suốt 9 tháng trong năm. Có những dãy núi tuyết vĩnh cửu cao 5.000-7.000 m. Các hẻm núi phía tây nhận được một lượng nhỏ tuyết mỗi năm nhưng vẫn có thể dùng được được quanh năm. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này, trong đó sự hoang vắng lạnh lẽo đến tẻ nhạt bởi không có một loài cây nào ngoài một vài bụi cây rậm và thấp, và gió thổi ngang qua đồng bằng khô cằn mênh mông không hề bị cản trở. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.

Thông tin về khí hậu tại Lhasa:

khi-hau-tay-tang
Khí hậu Tây Tạng qua các năm

Tìm hiểu về khí hậu du khách chắc hản đã lựa ra thời điểm thích hợp trong năm để du lịch Tây Tạng.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng

Migola Travel Sưu tầm và Tổng hợp

Bạn quan tâm đến các tour du lịch Tây Tạng của Migola Travel?

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: 

Tour Tây Tạng Huyền Bí

Tour Hành Hương Núi Kailash

Tour Tây Tạng & Everest

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Kinh nghiệm hành hương núi Kailash – Phần 1

Những suy nghĩ nhầm lẫn về Tây Tạng bạn có thể mắc phải

cu-gia-tay-tang

Người cao tuổi có thể du lịch Tây Tạng không?

Lhasa, Tây Tạng

Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng bạn nên biết để chuẩn bị

Cách Phòng Tránh Bị Sốc Độ Cao Khi Đi Du Lịch Tây Tạng

hinh-kailash-9

Kinh Nghiệm Hành Hương núi Kailash Phần 2