Mông Cổ nổi tiếng là vùng đất của những thảo nguyên mênh mông lộng gió, của tiếng vó ngựa vang xa cả một vùng trời. Với vẻ đẹp bình yên trong trẻo, Mông Cổ nhanh chóng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, phía bên kia lãnh thổ có một vùng đất thuộc Trung Quốc, với tên gọi có nhiều nét tương đồng khiến nhiều người lầm tưởng là Mông Cổ. Đó chính là vùng Nội Mông – một trong năm khu tự trị của Trung Quốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa vùng Nội Mông và Mông Cổ.
Nội Mông – 1 trong 5 khu tự trị của Trung Quốc
Khác biệt hoàn toàn với Mông Cổ, Nội Mông Cổ là Khu tự trị nằm ở phía bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nội Mông có biên giới quốc tế với Mông Cổ và Nga. Thủ phủ của Nội Mông là Hô Hòa Hạo Đặc. Các thành phố lớn khác bao gồm Bao Đầu, Xích Phong, và Ngạc Nhĩ Đa Tư.
Khu tự trị Nội Mông Cổ được thành lập vào năm 1947 từ một số tỉnh cũ của Trung Hoa Dân Quốc. Đa số cư dân của khu tự trị Nội Mông Cổ là người Hán, trong khi người Mông Cổ là một thiểu số đáng kể. Tiếng Mông Cổ tại khu tự trị Mông Cổ sử dụng chữ cái Mông Cổ truyền thống, thay vì dùng chữ cái Kirin như ở nước Mông Cổ.
Sau khi nhà Thanh chinh phục toàn cõi Mông Cổ, các bộ lạc chịu quy phục ở Mạc Nam (phía nam sa mạc Gobi) được gọi là "Nội Trát Tát Khắc Mông Cổ. Còn các bộ lạc thuộc phân nhóm Khách Nhĩ Khách (Khalka) và Vệ Lạp Đặc (Oirat) ở Mạc Bắc thì được gọi là Ngoại Trát Tát Khắc Mông Cổ. Đến cuối thời Thanh thì "Nội Trát Tát Khắc Mông Cổ" trở thành "Nội Mông Cổ".
Khi thành lập khu tự trị Nội Mông Cổ vào năm 1947, người Hán đã chiếm 83,6% tổng dân số, trong khi người Mông Cổ chỉ chiếm 14,8%.
Mông Cổ - quốc gia độc lập có chủ quyền
Ngoại trừ tên gọi có phần giống nhau, vùng Nội Mông Cổ và Mông có vị trí địa lý khác biệt hoàn toàn.
Mông Cổ là một quốc gia có chủ quyền, nằm tại Đông Bắc Á. Mông Cổ có biên giới giáp với Trung Quốc về phía nam và giáp với Nga về phía bắc.
Mông Cổ có diện tích 1.564.116 kilômét vuông, lớn thứ 18 trên thế giới. Dân số khoảng 3 triệu người. Đây cũng là quốc gia nội lục lớn thứ nhì thế giới, sau Kazakhstan. Mông Cổ có rất ít đất canh tác do hầu hết diện tích do thảo nguyên bao phủ.
Địa hình
Địa hình Mông Cổ khá đa dạng với các dãy núi trải rộng phía bắc và phía tây, và sa mạc Gobi nằm về phía nam, ngoài ra phía bắc Mông Cổ còn giáp với rừng Taiga.
Vùng thảo nguyên của Mông Cổ chiếm khoảng 20% lãnh thổ. Các đồng cỏ lăn của khu vực này là một phần của thảo nguyên lớn trải dài từ Đông Âu đến Mãn Châu.
Vùng Nội Mông khá giống Mông Cổ ở điểm đều có sa mạc Gobi và có nhiều vùng thảo nguyên. Tuy nhiên nơi đây lại cách xa rừng Taiga, vì vậy khung cảnh thiên nhiên có phần kém sắc hơn với Mông Cổ.
Ngôn ngữ
Vốn dĩ là 2 vùng đất khác biệt, cũng vì thế Nội Mông và Mông Cổ không dùng chung loại ngôn ngữ nào. Ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha, được viết bằng bảng chữ cái Kirin.
Vùng Nội Mông Cổ không có ngôn ngữ chính thức và khá đa dạng về phương ngữ. Phần phía đông nói phương ngữ Đông Bắc, còn khu vực miền trung, như thung lũng Hoàng Hà, sử dụng tiếng Tấn, một phương ngữ khác trong tiếng Quan thoại, Trung Quốc.
Về chữ viết, Nội Mông Cổ vẫn sử dụng chữ cái Mông Cổ truyền thống trong khi nước Mông Cổ độc lập ngày nay sử dụng bảng chữ cái Kirin.
Bản sắc du mục
Xứ sở Mông Cổ là một trong rất ít những quốc gia duy trì văn hóa du mục cho đến tận ngày nay. Theo Reuters, ước tính khoảng 30% dân số Mông Cổ là dân du mục. Họ sống sót trên những thảo nguyên bao la bằng cách chăn thả gia súc và di chuyển tới những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Con số này chiếm khá lớn bởi một nửa dân số Mông Cổ đã tập trung ở thủ đô Ulaanbaatar.
Sống cùng hơn 250 ngày nắng trong một năm, người dân Mông Cổ tự hào gọi đất nước mình là vùng đất của bầu trời xanh vô tận.
Với khu tự trị Nội Mông Cổ, người Hán đã chiếm 83,6% tổng dân số, trong khi người Mông Cổ chỉ chiếm 14,8%. Việc dân số người Mông ít hơn người Hán khiến nét văn hóa bản địa nơi đây hằn sâu dấu vết của Trung Hoa. Những nhà lều, nhà yurk được dựng lên phục vụ cho mục đích du lịch. Người Mông Cổ sống tại Nội Mông phần lớn đã từ bỏ lối sống du mục. Họ chọn những công việc ổn định và dần hòa nhập vào văn hóa của người Hán.
Văn hóa bản địa
Văn hóa Mông Cổ có nhiều nét đặc sắc gắn liền với lối sống. Từ thời xa xưa, người Mông Cổ đã sống ở vùng đất rộng lớn ở Trung Á để chăn nuôi gia súc. Lối sống du mục này được phản ánh trong suy nghĩ và văn hóa hằng ngày. Một trong những nét độc đáo của văn hóa du mục Mông Cổ là con người sống hòa hợp hoàn toàn với mẹ thiên nhiên. Nhiều truyền thống, phong tục và giáo lý nhấn mạnh đến việc bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên.
Người Mông Cổ có lịch sử lâu dài về chăn nuôi và chăm sóc gia súc. Trong khi ngựa, gia súc, cừu, dê và lạc đà được ca ngợi là 'năm báu vật', thì ngựa được coi là 'ngọc lục bảo' và được đánh giá cao. Hàng ngàn giáo lý, tục ngữ, câu chuyện, bài hát và điệu nhảy đã được tạo ra để ca ngợi năm kho báu này.
Người Nội Mông phần lớn là dân tộc Hán đến từ Trung Quốc, vì thế nét văn hóa đặc trưng của vùng thảo nguyên như du căn du cư, chăn nuôi gia súc không phát triển mạnh tại đây. Sự đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở vùng đất này cùng khiến những người Mông Cổ tại Nội Mông dần đánh mất những phong tục truyền thống.
Mông cổ - vị vua thật sự của vùng thảo nguyên
Mỗi vùng đất đều có vẻ đẹp riêng, Nội Mông và Mông Cổ đều ẩn chứa những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Vẻ đẹp Mông Cổ vẫn mãi mãi thuộc thảo nguyên, của những cánh đại bàng luôn sải rộng trên bầu trời xanh ngắt. Có đến Mông Cổ, bạn mới thấm thật sự cuộc sống du mục, nay đây mai đó và cảm nhận được vẻ đẹp phóng khoáng tại vùng đất hoang dã này.
Thế giới vận hành không ngơi nghỉ những vẫn có một Mông Cổ lắng đọng với “miền cỏ xanh” và mây trời đầy dung dị, thân thương. Mỗi khoảng trời, mỗi dòng sông, đâu đâu cũng ánh lên sự bình yên và hạnh phúc. Giữa màu xanh bạt ngàn, Mông Cổ còn “cháy bỏng” với sa mạc Gobi cằn cỗi. Nhưng cái hoang vắng ấy lại được thiên nhiên ưu ái cho quang cảnh tuyệt đẹp. Bạn như lạc giữa những cồn cát khổng lồ, những ốc đảo đẹp mê hồn và đôi chân bước tự do trên “con đường tơ lụa” huyền thoại từ thế kỷ III trước công nguyên.
Nếu tim bạn đang gọi tên Mông Cổ, vậy đôi chân của bạn liệu có thể đặt lên một vùng đất khác? Chỉ có một Mông Cổ trên thế giới này và chỉ có nơi đây mới khiến trái tim bạn mênh mông trước vùng trời ngập gió.
Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp
Đi tìm vị vua thật sự vùng Mông Cổ
Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Khám Phá Thảo Nguyên Mông Cổ
Hotline tư vấn: 0366.55.66.77
Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh