Những môn thể thao nào giúp Mông Cổ thống trị vùng thảo nguyên?

Vùng đất Thành Cát Tư Hãn vốn nổi tiếng với những môn thể thao thiên về tốc độ, sức mạnh. Cuộc sống du mục đã rèn luyện cho người Mông Cổ ý chí mạnh mẽ và tinh thần quả cảm. Bài viết dưới đây Migola Travel sẽ giới thiệu đến bạn những môn thể thao có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Mông Cổ.

Lễ hội Naadam

Naadam là lễ hội văn hóa Mông Cổ đặc biệt. Lễ hội này kéo dài 3 ngày và bắt đầu vào ngày 11 tháng 7 hằng năm. Mỗi địa phương trên cả nước đều có thể tổ chức lễ hội này. Ulaanbaatar - thủ đô Mông Cổ là nơi chính thức diễn ra lễ hội Naadam. Ngoài ra, Naadam còn là lễ kỷ niệm Mông Cổ giành được độc lập từ Trung Quốc (1921). Người dân sẽ trang phục truyền thống và thưởng thức các món ăn như bánh bao thịt chiên, khuushu. Họ tham gia các trò chơi nhằm tôn vinh lối sống du mục đậm sắc văn hóa Mông Cổ.

Người dân đến Naadam đều bị thu hút bởi các môn thể thao bắn cung, đấu vật và đua ngựa. Ban đầu chúng chỉ dành cho những kỵ binh dũng mãnh trong quân đội. Ngày nay phụ nữ đã có thể tham gia các môn thể thao này. Họ cạnh tranh trong cuộc thi bắn cung và cả đua ngựa.  

Bắn cung Mông Cổ 

Lịch sử 

Nói tới đế chế Mông Cổ hay đại quân Thành Cát Tư Hãn thì chắc chắn sức mạnh của lực lượng kỵ binh với khả năng bắn cung “bách phát bách trúng” là yếu tố nổi bật nhất. Cuộc sống thảo nguyên đã khiến người Mông Cổ có tài phi ngựa, bắn cung được coi là vô địch. Họ có thể bắn tên cực kì chính xác khi phóng ngựa nhanh. Thậm chí họ có thể xoay người bắn ngược chính xác vào kẻ truy đuổi. Chính vì thế, đòn “hồi mã cung” được coi là “đặc sản” của binh sĩ Mông Cổ. Bắn cung rèn luyện các chiến binh có thị lực mạnh mẽ và phối hợp tay-mắt nhuần nhuyễn. Đây cũng là môn thể thao đặc trưng mang đậm văn hóa Mông Cổ.  

ban-cung-Mong-co
Bắn cung là môn thể thao đặc trưng mang đậm văn hóa Mông Cổ. (Ảnh: Internet)

Trong quá khứ, người Mông Cổ là những cung thủ trên yên ngựa cực kì dũng mãnh. Khi Trung Quốc chiếm đóng, người dân bị buộc vào các tu viện Phật giáo, nơi họ phải bỏ ngựa. Họ chỉ có thể thực hành kĩ năng chiến đấu bằng nỏ thu nhỏ trong các lều yurts. Khi Mông Cổ giành lại độc lập, lễ hội Naadam được khôi phục và bắn cung hồi sinh. 

Văn hóa và truyền thống

Bắn cung được coi là nét văn hóa Mông Cổ đặc sắc. Đây được xem là một hình thức đào tạo tinh thần, thể chất tiên tiến. Thể thức tham gia dành cho mọi lứa tuổi, cân nặng. Khalka, Buriat và Urianghai là những biến thể của bộ môn bắn cung truyền thống. Người chiến thắng được thưởng bằng các danh hiệu theo cấp bậc khác nhau. Từ “Super”,“Miraculous”,“Most Scrupulous” đến “Nationally Memorable” và “Invincible”. 

Luật thi đấu 

ban-cung
Khoảng cách bắn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi. (Ảnh: Internet)

Các cung thủ Buriat bắn từ tầm 35 mét và Uryankhai từ 45 mét. Đối với Khalah, đàn ông phải đứng cách mục tiêu là 75 mét và phụ nữ là 65 mét. Trong khi đó, trẻ em dưới 18 tuổi có phạm vi phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Họ dựa trên việc nhân lên tuổi của chúng để có được khoảng cách phù hợp. Tuổi của bé trai sẽ nhân 4 và của bé gái là 3. 

Đấu vật Mông Cổ 

Lịch sử 

dau-vat-mong-co
Trong quân đội Mông Cổ, đấu vật là cách xác định tinh thần chiến đấu của chiến binh. (Ảnh: Internet)

Các nhà khảo cổ đã phát hiện những bức chạm khắc trên đá mô tả một hoạt động đấu vật ở Ulziit, Dundgovi. Nó được cho là có từ khoảng 2.500 TCN - 700 TCN. Điều này cho thấy đấu vật Mông Cổ đã có từ trước cả Thế vận hội Hy Lạp. Trong quân đội Mông Cổ, đấu vật như là một cách xác định các chiến binh có hội tụ được các kỹ năng, sức mạnh, sự uyển chuyển hay không. Nó được xem là mổn thể thao mang đậm màu sắc văn hóa Mông Cổ.  

Văn hóa và truyền thống 

Đấu vật phản ánh mạnh mẽ tinh thần dân tộc và văn hóa Mông Cổ. Những người tham gia không mặc trang phục truyền thống và phải “múa đại bàng” trước mỗi trận đấu. Nam giới phải để ngực trần khi thi đấu dù thời tiết có giá lạnh đến đâu. Điều này bắt nguồn từ một câu chuyện xưa rằng một phụ nữ đã từng cải trang và chiến thắng trong cuộc đấu vật tại lễ hội Naadam. Vì thế người ta đã quy định đàn ông phải cởi trần để không một người phụ nữ nào có thể giả dạng được.  Tuy nhiên ngày nay phụ nữ đã có thể tự do tham gia bộ môn này với những giải đấu riêng biệt.

Luật thi đấu

dau-vat-Mong-Co
Đấu vật Mông Cổ không có quy định về tuổi tác và cân nặng. (Ảnh: Internet)

Chỉ những đô vật có thứ hạng quốc gia mới được tham gia cuộc thi ở Ulaanbaatar. Tuy nhiên, nam giới, phụ nữ và trẻ em dưới bốn tuổi có thể tham gia ở cấp địa phương.

Các quy tắc khá đơn giản, họ phải sử dụng sức mạnh để buộc đối phương phải ngã xuống đất. Trận đấu giằng co cho đến khi một đô vật chạm người của họ xuống đất. Điều này có nghĩa họ phải chấp nhận thất bại. Đáng chú ý là đấu vật Mông Cổ không có quy định về tuổi tác và cân nặng. Vì thế bạn sẽ không bất ngờ khi bắt gặp một cậu bé mười sáu tuổi kiên trì vật lộn với một người đàn ông bốn mươi tuổi cơ bắp.

Đua ngựa Mông Cổ 

Lịch sử 

Nhiều yếu tố văn hóa Mông Cổ đương đại có từ lịch sử du mục kéo dài hàng nghìn năm. Trong các cuộc xâm lăng của đế chế Mông Cổ không thể thiếu những chiến mã dũng mãnh. Người Mông Cổ được biết đến là những bậc thầy hàng đầu thế giới trong việc cưỡi ngựa.

thanh-cat-tu-han-mong-co
Những chiến mã đã đưa Thành Cát tư Hãn đi chinh phục khắp "5 châu 4 bể". (Ảnh: Intenret)

Đua ngựa từng là bài tập để kiểm tra độ kiên nhẫn và dũng cảm của các chiến binh Mông Cổ. Bên cạnh quân đội, ngựa được nuôi dưỡng  để  trở thành phương tiện vận tải, một người bạn đồng hành. Trên tất cả, ngựa là động vật được người Mông Cổ cực kì tôn trọng. Họ luôn cảm thấy có một sự kết nối tinh thần mạnh mẽ với chúng. Vì thế đua ngựa cũng trở thành nét văn hóa Mông Cổ thể hiện tinh thần thảo nguyên mạnh mẽ.  

Văn hóa và truyền thống 

Ngựa và người cưỡi trải qua một nhiều tháng đào tạo để tham dự lễ hội Naadam. Hàng ngàn con ngựa đua trên khắp 21 tỉnh của Mông Cổ sẽ tụ hội tụ về. Các huấn luyện viên ngựa thường là những người có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó các jockey thường là trẻ em và có độ tuổi từ năm đến mười ba. 

Luật thi đấu  

dua-ngua-MC
Trên tất cả, ngựa là động vật được người Mông Cổ cực kì tôn trọng. (Ảnh: Internet)

Tại lễ hội Naadam, đua ngựa phân ra các hạng mục khác nhau. Tùy theo độ tuổi mà khoảng có thể từ 10 kilomet đến 26 kilomet. Các jockeys thường cho ngựa ăn hạt gingo hoặc hát một bài hát để tăng cường tinh thần của ngựa. Những jokeys chiến thắng được trao cho danh hiệu Tumenii ekh, hoặc “leader of ten thousand”. Trong khi đó ngựa sẽ được tặng một bài hát chúc may mắn trong cuộc đua năm tới. Thảo nguyên Mông Cổ là vùng đất bí ẩn thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.

Những lễ hội đặc sắc ở đây phản ánh một cách đậm nét văn hóa Mông Cổ. Du lịch đến vùng thảo nguyên, bạn sẽ tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp những cánh đồng cỏ bát ngát, hòa cùng nhịp sống của người dân du mục chất phát và phóng khoáng. Muôn vàn điều thú vị ở Mông Cổ đang chờ đón bạn phía trước !

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

3 môn thể thao đặc sắc của Mông Cổ

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Khám Phá Thảo Nguyên Mông Cổ

Hotline tư vấn: 0366.55.66.77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

[Infographic] Cẩm Nang Du Lịch Mông Cổ

cuoi-ngua-ben-terkhiin

Thả hồn bên hồ Terkhiin – viên ngọc lạc giữa lòng Mông Cổ

Mông Cổ Thuyết Minh Truyện – Phần 1

ve-dep-tinh-lang-dang-kinh-ngac-tren-thao-nguyen-mong-co-6

Mông Cổ và Nội Mông: Ngôi vương thật sự của vùng thảo nguyên chỉ có một!

v2

Khám phá trang phục truyền thống của vùng thảo nguyên Mông Cổ

motorcycle-diaries

Những bộ phim dưới đây sẽ khiến bạn muốn xách balo lên và đi ngay