Thành Cát Tư Hãn – Biểu tượng vĩ đại của đất nước Mông Cổ

Nhiều nhà lịch sử trên thế giới tin rằng, kẻ xâm lược vĩ đại nhất mọi thời đại không phải là Alexander Đại đế mà là Thành Cát Tư Hãn. Bởi lẽ, trong khi Alexander thừa hưởng đội quân mạnh mẽ từ vua cha, thì Thành Cát Tư Hãn lại xây dựng nên cả một đế chế Mông Cổ hùng mạnh từ hai bàn tay trắng.

Trong lịch sử của nhân loại, Thành Cát Tư Hãn được xem như là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng, ông được người dân Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo lỗi lạc đã loại bỏ các cuộc giao tranh hàng thế kỷ, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á - Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc.

Thành Cát Tư Hãn được xem như là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn được xem như là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của Mông Cổ

Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn của Mông Cổ vào năm 1206, và chỉ trong vòng 20 năm trị vì, ông đã thống nhất được các bộ tộc và tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh “mở cõi”. Với trí tuệ hơn người và tài thao lược sắc bén, ông mang lại hàng loạt thắng lợi và đã cho ra đời một đế chế phong kiến Mông Cổ rộng lớn phía Bắc kéo dài đến Bai - Can, phía Nam đến Hoàng Hà, phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cáp-ca-do (Caucase).

Trong 20 năm trị vì, ông đã xây dựng một đế chế Mông Cổ rộng lớn và hùng mạnh
Trong 20 năm trị vì, ông đã xây dựng một đế chế Mông Cổ rộng lớn và hùng mạnh

Đất nước Mông Cổ nói riêng và châu Á nói chung đã sản sinh ra một trong những danh tướng kiệt xuất nhất lịch sử nhân loại - Thành Cát Tư Hãn. Vào thời điểm lúc bấy giờ, đối với các quốc gia lớn mạnh ở Châu Âu - những kẻ vốn tự coi mình là cái nôi của nền văn minh nhân loại, là "chủng tộc thượng đẳng" có quyền thống trị thế giới, thì Thành Cát Tư Hãn là người gieo rắc nỗi khiếp sợ, người mang đến cho họ sự tổn thương nghiêm trọng. Trong cuộc đời cầm quân mở rộng bờ cõi của mình, Thành Cát Tư Hãn tiến hành vô số cuộc chinh phạt nhằm vào khu vực Đông Á, Trung Đông, Châu Âu. Trong thời kỳ hoàng kim của đế chế, vó ngựa Mông Cổ đã in dấu chân khắp lục địa Á - Âu bao la rộng lớn, phá tan không biết bao nhiêu thành quách kiên cố được coi là "bất khả xâm phạm" của các cường quốc Châu Âu lúc bấy giờ. Vào giai đoạn hưng thịnh nhất của đất nước, diện tích của Mông Cổ đạt tới 33 triệu km vuông. Tức bằng gấp đôi diện tích quốc gia rộng lớn nhất thế giới hiện nay là nước Nga. Vó ngựa Mông Cổ dưới bàn tay thao lược của Thành Cát Tư Hãn đã giẫm nát thành Roma vĩ đại, thành Kiev phồn thịnh, khiến những sa hoàng nước Nga (vốn tự coi mình là vua của các vị vua) phải khiếp đảm.

Vó ngựa Mông Cổ lúc bấy giờ là nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ đội quân nào
Vó ngựa Mông Cổ lúc bấy giờ là nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ đội quân nào

Lãnh thổ Mông Cổ liên tục được bành trướng mở rộng từ mọi hướng từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc. Sức tàn phá của đội quân thiện chiến Mông Cổ được ghi nhận là vô cùng tàn khốc, đi đến đâu thì thành lũy tan hoang, nhà cửa đổ nát, nhân dân chết chóc hoặc bị bắt làm nô lệ. Nhận xét về sức mạnh chiến đấu của quân Mông Cổ, một nhà sử học thời Tống viết: "Người Thát lớn lên trên lưng ngựa, tự luyện tập chiến đấu từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó chính là cách sống của họ". Một người khác nhận xét thêm: "Về đánh trận họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì tiến quân... trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài đến trăm dặm. Kẻ địch hợp lại thì họ cũng hợp lại, hoặc tản ra, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời xuống, đi thì nhanh như chớp giật..... Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh đuổi không kịp..." Nếu như thế giới ngày nay, chúng ta biết Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, là một trong số những nước lớn mạnh, có địa vị trên trường quốc tế. Vậy mà lịch sử đã từng ghi nhận lại rằng: Hồi thế kỷ XIII, nghĩa là cách đây khoảng 8 thế kỷ, cả Nga và Nhật Bản, Trung Quốc đều là thuộc địa dưới trướng của Mông Cổ.

"Vó ngựa quân Mông cổ đến đâu thì cỏ không mọc được đến đấy"

Để tưởng nhớ Ông, năm 2008 một bức tượng khổng lồ của Thành Cát Tư Hãn cưỡi trên lưng ngựa được xây dựng bên bờ sông Tuul tại Tsonjin Boldog, cách 54 km về phía đông thành phố Ulaanbaatar, nơi mà theo truyền thuyết, ông đã tìm thấy một cây roi vàng. Bức tượng cao 40m mà được bao bọc bằng 250 tấn thép không gỉ, hướng về phương Đông, quê hương của ông. Khi đi thang máy lên đỉnh bức tượng, khách du lịch Mông Cổ sẽ được chiêm ngưỡng chiếc roi vàng trong truyền thuyết. Từ đỉnh bức tượng có thể nhìn toàn cảnh 1 vùng thảo nguyên rộng lớn.

Bảo tàng Thành Cát Tư Hãn được người dân Mông Cổ xây dựng để tưởng nhớ đến Ông
Bảo tàng Thành Cát Tư Hãn được người dân Mông Cổ xây dựng để tưởng nhớ đến Ông

Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng cho những cố gắng của người Mông Cổ, để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Người dân Mông Cổ tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ đã không có Mông Cổ.

Migola Travel

Cùng Migola Travel khám phá quê hương Thành Cát Tư Hãn!

Tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Mông Cổ

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

bo-toc-kazakh

Người Kazakh và khả năng huấn luyện “sát thủ bầu trời”

10 điều bạn chưa biết về ngựa hoang Mông Cổ

Tốc Bất Đài – Mãnh Tướng của đế chế Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ – Quốc gia rộng nhất trong lịch sử loài người

Dukha – Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của người Mông Cổ

Nghệ thuật đi săn cùng đại bàng của người Kazakh ở Mông Cổ