Những sự thật thú vị về đất nước Mông Cổ

Mông Cổ - quốc gia vừa lạ vừa quen. Quen - vì cái tên quốc gia này gây ấn tượng và thường được đề cập đến rất nhiều trong lịch sử, lạ - vì người ta thường đi du lịch Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan chứ ít ai đi du lịch Mông Cổ. Dù vậy, đất nước này vẫn rất đẹp, thú vị, và có thật nhiều điều cho bạn khám phá.
Trong bài viết này Migola Travel sẽ cung cấp thêm một số thông tin về Mông Cổ để bạn hiểu rằng, đất nước Mông Cổ không chỉ có thảo nguyên và vó ngựa mà còn chứa đựng rất nhiều những điều hoang dã, bí ẩn đang chờ bạn khám phá.

Phụ nữ Mông Cổ

Trong xã hội Mông Cổ, người phụ nữ được cho là có nhiệm vụ tổ chức kinh tế chủ chốt khi những người đàn ông tập luyện đao kiếm hay đánh trận. Các pháp sư có vị trí tôn giáo lớn trong bộ lạc cũng thường là phụ nữ. So với vai trò của người phụ nữ Châu Âu trung đại thì cùng thời kì đó vai trò của phụ nữ Mông Cổ được đề cao hơn nhiều. Một trong những người phụ nữ Mông Cổ nổi tiếng nhất là ManduKhai Khatun, vợ của một hậu duệ Thành Cát Tư Hãn. Bà là một chiến binh có năng lực. Bà đã cùng chồng mình chiến đấu tái thống nhất Mông Cổ sau loạn lạc khoảng thế kỉ 15.

Trong xã hội của đất nước Mông Cổ, vai trò của người phụ nữ được đề cao rất nhiều.
Trong xã hội của đất nước Mông Cổ, vai trò của người phụ nữ được đề cao rất nhiều.

Hệ thống bưu chính

Những người Mông Cổ có lối sống du mục. Họ gần gũi với thiên nhiên và thường không ở cố định khu vực nào. Hệ thống bưu chính của đế quốc Mông Cổ cũ được gọi là Yam – có nghĩa là “trạm kiểm soát”. Một người đưa thư thường phải di chuyển 40 km giữa 2 trạm kế tiếp nhau. Thông thường người này có thể di chuyển 200 km mỗi ngày Tại một thời điểm, trên toàn địa bàn có thể có đến tận 1400 trạm như thế với hơn 50.000 con ngựa được sử dụng để trung chuyển.

Quân sự

Từ những vùng đất hoang tàn, qua nhiều thập kỷ, người Mông Cổ đã xây dựng nên một đế chế bất khả chiến bại. Các tướng quân Mông Cổ thời đó thực sự là những kỹ sư bậc thầy, sử dụng mọi công nghệ từng xuất hiện trong lịch sử loài người, trong khi những đế chế khác cố chấp và không chặt chẽ liên kết trong chiến đấu.

Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã thất trận trước chiến thuật thứ hai. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng cho vùng đất cao nguyên này.

Sự hùng mạnh của quân đội mông cổ được minh chứng rõ qua câu nói " Vó ngựa Mông Cổ đến đâu thì ở đó cỏ không mọc được".
Sự hùng mạnh của quân đội mông cổ được minh chứng rõ qua câu nói " Vó ngựa Mông Cổ đến đâu thì ở đó cỏ không mọc được".

Vũ khí

Người Mông Cổ có máu du mục ở trong tim. Họ mạnh mẽ khi chiến đấu trên lưng ngựa. Ngựa cũng được coi là một chiến binh, một loại vũ khí không thể thiếu được. Người Mông Cổ cũng sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Kiếm của họ mang lưỡi kiếm cong – giúp dễ xử lý cả trên lưng ngựa và trên bộ. Chùy, búa, dao găm cũng là những vũ khí phổ biến. Vũ khí tấn công từ xa phố biến nhất chính là cung tên. Tuy mạnh về phương diện vũ khí nhưng người Mông Cổ không chú ý nhiều đến áo giáp, Vì người Mông Cổ ưa gọn nhẹ nên vật liệu làm ra chúng thường bằng da ngựa đã ngâm trong nước tiểu, cũng đôi khi được bọc thép bên ngoài.

Tôn giáo, văn hóa

Người Mông Cổ đối xử bình đẳng với hầu hết tôn giáo, điển hình là sự bảo trợ cho nhiều tôn giáo cùng một lúc. Trong thời kỳ Thành Cát Tư Hãn nắm quyền, hầu như mọi tôn giáo đều có những người cải đạo, từ Phật giáo tới Cơ đốc giáo và từ Minh giáo tới Hồi giáo.
Về văn học, tác phẩm lâu đời nhất bằng tiếng bản địa còn tồn tại là Mông Cổ bí sử, viết năm 1227. Đây là tư liệu quan trọng nhất về cuộc sống và phả hệ của Thành Cát Tư Hãn, bao gồm nguồn gốc và thời thơ ấu của ông, thông qua việc thành lập Đế quốc Mông Cổ và sự trị vì của con trai thứ ba của ông là Oa Khoát Đài.
Một tác phẩm kinh điển khác của đế quốc Mông Cổ là Jami'al-tawarikh (Sử tập), được biên soạn theo hình thức tài liệu lịch sử nhằm thiết lập di sản văn hóa riêng của người Mông Cổ. Với hàng trăm trang minh họa, cuốn sách thực sự là một trong những văn bản lịch sử đầu tiên của thế giới.

Con đường tơ lụa

Sau khi nhà Đường ở Trung Quốc bị lật đổ, con đường tơ lụa dường như đã rời xa khỏi thời hoàng kim. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của Đế Quốc Nguyên Mông – nó đã trở nên thịnh vượng trở lại. Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng con đường này để giao thương đến Châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới. Trong thời gian cai trị tuyến đường quan trọng này, Mông Cổ đã có những chính sách phù hợp để duy trì và kích thích phát triển thương mại giữa hai châu lục Á - Âu.

Mông Cổ
Một phần của con đường tơ lụa gắng liền với sa mạc Gobi

Sự khoan dung

Trong lịch sử đã ghi nhận quân Mông là một trong những đội quân man rợ và thiện chiến nhất. Điều này là đúng. Họ rất tàn bạo ở chiến trường, đối với kẻ thù không nhượng bộ và thường cướp bóc giết người trong những chuyến hành quân. Tuy nhiên sau khi chinh phục được, đối với những thành phố/ quốc gia thuộc quyền họ lại có những chính sách khá hợp lý. Người Mông Cổ cho rằng họ phải chấp nhận những thói quen và tôn trọng sự khác biệt nên thường không có sự bức ép thay đổi về tôn giáo hay thói quen văn hóa quan trọng.

Tatar

Người Mông Cổ đôi khi còn được gọi là người Tatar. Cái tên này bắt nguồn từ cách người Mông Cổ tự gọi chính mình – Tata. Tuy nhiên kẻ thù của họ nhận ra rằng cái tên này nghe na ná tartarus – thần địa ngục trong La Mã cổ đại nên họ bắt đầu gọi người Mông Cổ là tatar – có nghĩa là quỷ từ địa ngục của tartarus. Ngày ngay, tatar sử dụng để đề cập tới những người thuộc các bộ tộc gốc Thổ sống ở các miền trung và nam nước Nga, Ukraina, Trung Quốc, Belarus …

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Những điều thú vị về dất Mông Cổ đang chờ bạn khám phá!

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Mông Cổ

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

bo-toc-kazakh

Người Kazakh và khả năng huấn luyện “sát thủ bầu trời”

10 điều bạn chưa biết về ngựa hoang Mông Cổ

Tốc Bất Đài – Mãnh Tướng của đế chế Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ – Quốc gia rộng nhất trong lịch sử loài người

Dukha – Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của người Mông Cổ

Nghệ thuật đi săn cùng đại bàng của người Kazakh ở Mông Cổ