Tốc Bất Đài – Mãnh Tướng của đế chế Mông Cổ

Trong lịch sử nhân loại, Thành Cát Tư Hãn được xem là một trong những vị tướng kiệt xuất của thế giới nhờ tài năng quân sự và tầm nhìn lỗi lạc. Nhờ có ông, đế chế Mông Cổ đã thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ và được xem là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới từ trước tới nay. Để đạt được những thành quả to lớn đó, ngoài tài năng thì Thành Cát Tư Hãn còn được tiếp sức bởi những vị tướng tài, trí dũng song toàn và trung thành tuyệt đối. Tốc Bất Đài là một vị tướng như vậy, ông là cánh tay phải đắc lực của Thành Cát Tư Hãn trong việc xây dựng và mở rộng đế chế Mông Cổ. Trong suốt cuộc đời cầm quân của mình, ông đã chỉ huy hơn 20 chiến dịch lớn, dẫn quân xâm chiếm 32 quốc gia và giành chiến thắng trong 65 trận chiến quan trọng, không vị tướng nào trên thế giới chinh phục được nhiều lãnh thổ hơn ông.

Tốc Bất Đài là một vị tướng tài, là cánh tay phải đắc lực của Thành Cát Tư Hãn

Tốc Bất Đài sinh vào năm 1175 ở phía tây sông Onon, giờ đây thuộc địa phận Mông Cổ, ông là con trai của thợ rèn Cốt Đãi Ngột Lang thuộc bộ tộc Ô Lương Hải. Năm lên 14 tuổi, Tốc Bất Đài theo bước của anh trai mình gia nhập đội quân của Thiết Mộc Chân. Gia đình của Tốc Bất Đài có quan hệ gần gũi với Thiết Mộc Chân (sau này là Thành Cát Tư Hãn) trong nhiều đời. Tuy vậy, đế chế Mông Cổ thời bấy giờ không tuyển chọn binh tướng dựa trên mối quan hệ mà hoàn toàn dựa trên khả năng của bản thân họ, điều đó cho ta thấy được  những vị trí mà Tốc Bất Đài leo lên được hoàn toàn dựa vào tài năng của mình.

Sông Onon - con sông gắng liền với tuổi thơ của Tốc Bất Đài

Trong 10 năm theo Thành Cát Tư Hãn, Tốc Bất Đài trở thành một trong “tứ dũng” được Thành Cát Tư Hãn hết sức tin dùng. Trong cuốn “Lịch sử đế chế Mông Cổ” có ghi lại: “Họ là tứ dũng của Thiết Mộc Chân. Trán họ bằng đồng thau, móng vuốt như những chiếc kéo, lưỡi họ như chiếc dùi, đầu cứng hơn sắt. Trong ngày chinh phạt, họ uống máu kẻ thù. Nhìn xem, khi họ được thả ra, miệng họ đầy nước dãi của sự hân hoan. Tứ dũng đó là Bác Nhĩ Truật, Giả Lặc Miệt , Mộc Hoa Lê và Tốc Bất Đài”.

Những chiến thắng của Tốc Bất Đài mang đậm dấu ấn của chiến lược phù hợp, sáng tạo và cùng với đó là khả năng điều binh, khiển tướng tài tình dù các đơn vị có thể cách xa nhau hàng trăm kilomet. Điển hình là cuộc tấn công đạo quân của Hungary và Ba Lan chỉ trong 4 ngày dù cách xa đối phương 500km.

Ông trở thành một trong “tứ dũng” được Thành Cát Tư Hãn hết sức tin dùng

Không những dũng mãnh khi ra trận, Tốc Bất Đài còn thể hiện được khả năng bày binh bố trận tài tình của mình. Trong đó, chiến lược vây hãm là một trong những kế sách hay của ông. Ngay cả Thành Cát Tư Hãn cũng đánh giá rất cao kế sách này, ông áp dụng nó trong rất nhiều những trận chiến, thậm chí trong trong những lần giao chiến trên đồng bằng. Bên cạnh đó, Tốc Bất Đài còn rất giỏi thu phục tù binh và tận dụng những tài năng riêng biệt của từng người. Ông rất tài năng trong việc thu thập thông tin tình báo để có kế hoạch chi tiết trước khi xung trận. Chẳng hạn trong cuộc chiến với quân Hungary, Tốc Bất Đài cho quân do thám kĩ càng trước một năm. Ông tự thiết kế chiến sách phù hợp với từng đối tượng tấn công và điều chỉnh tùy theo địa hình và thời tiết.

Về khả năng điều binh khiển tướng, Tốc Bất Đài luôn duy trì thiết quân luật quân đội bằng các bài tập khắc nghiệt nhằm đảm bảo quân sĩ hành quân dài ngày mà không biết mệt mỏi. Ông ưu tiên sử dụng kị binh nhẹ, biến quân sĩ thành những tốp nhỏ có khả năng phục kích, “luồn sâu đánh hiểm” và tiêu diệt tàn quân kẻ địch cho tới khi chúng không còn sức kháng cự.

Không những dũng mãnh khi ra trận, Tốc Bất Đài còn thể hiện được khả năng bày binh bố trận tài tình của mình

Cuối năm 1241, Tốc Bất Đài đề xuất một kế hoạch táo bạo là tấn công đế chế La Mã. Tuy nhiên, cái chết đột ngột của Oa Khoát Đài khiến kế hoạch xâm lăng này bị hoãn vô thời hạn. Hoàng đế mới của đế chế Mông Cổ mời Tốc Bất Đài (lúc này đã ở tuổi 70) chỉ huy chiến dịch tấn công quân Tống năm 1246-47. Đây là chiến dịch cuối cùng của quân Mông Cổ trước khi thống nhất toàn cõi Trung Quốc và lập nên triều nhà Nguyên. Sau khi diệt Tống, Tốc Bất Đài trở về quê nhà vào năm 1248  và sống phần đời còn lại bên dòng sông Tuul, một con sông nằm gần thủ đô Ulanbator được rất nhiều khách du lịch Mông Cổ tìm đến tham quan. Ông qua đời năm 72 tuổi.

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Bạn muốn du lịch Mông Cổ để hiểu rõ hơn về mảnh đất của những vị tướng tài trong lịch sử?

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Mông Cổ

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

bo-toc-kazakh

Người Kazakh và khả năng huấn luyện “sát thủ bầu trời”

10 điều bạn chưa biết về ngựa hoang Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ – Quốc gia rộng nhất trong lịch sử loài người

Dukha – Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của người Mông Cổ

Nghệ thuật đi săn cùng đại bàng của người Kazakh ở Mông Cổ

Khoomei – Nghệ thuật đồng song thanh của người Mông Cổ