Khoomei – Nghệ thuật đồng song thanh của người Mông Cổ

Khoomei còn được gọi là hát đồng song thanh hay  Throat Singing của người Mông Cổ là một đóng góp vô giá cho nền văn mình của nhân loại và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009 dưới tên gọi "Nghệ thuật hát Mông Cổ". Loại hình nghệ thuật độc nhất này được hình thành và phát triển ở Mông Cổ, tuy nhiên nó cũng xuất hiện và phát triển tại Ấn Độ, Bashkir và Tuva. Vậy, thực chất thì Throat Singing là gì? Chúng ta hãy cùng khám phá nhé!

Khoomei là một nghệ thuật hát với âm giọng đặc biệt được tạo ra bằng sự kết hợp nhịp nhàng giữa lưỡi, răng, vòng miệng và thanh quản. Nói một cách đơn giản thì loại hình nghệ thuật này không cần đến sự xuất hiện của các loại nhạc cụ, nó hoàn toàn được thay thế bởi các hình thái của âm sắc do chính con người tạo ra.

https://www.youtube.com/watch?v=8MLrWgXAOyo

Kỹ thuật hát đồng song thanh đơn giản là sự hài hòa âm thanh mà người hát có thể sản xuất từ sâu trong cổ họng của họ. Thông thường, giai điệu được tạo ra bằng cách cô lập bậc 6, 7, 8, 9, 10 và 12 phù hợp với dòng hòa âm (nếu cơ bản tần số là C3, các âm bội sẽ là: G5, B♭ 5, C6, D6, E6, G6), mặc dù nó có thể đạt đến mức thấp thứ 2 và cao đến bậc 24. Các cao độ cơ bản thường nằm ở khoảng G dưới middle C, và điều này ảnh hưởng đến phạm vi của quãng giọng các ca sĩ có thể đạt được.

Nghệ thuật hát Khoomii có thể dễ dàng được biết đến thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu, nhưng dường như là bất khả thi đối với những người muốn thử một lần thể hiện Khoomei. Để điều chỉnh âm sắc sao cho cao, người hát phải uốn cong, đôi khi phải gấp lưỡi lại và phải dựa vào những kĩ năng âm âm thanh điêu luyện với đầu lưỡi và âm luồng qua răng. Đồng thời các âm sắc được hội tụ lại bằng cách co môi lại theo hình nón tương tự như một cách cơ bản để phát âm, những âm sắc du dương ngay lập tức vang lên.

https://www.youtube.com/watch?v=1rmo3fKeveo

Với việc không có nhiều nghệ sĩ có thể thể hiện được thể loại âm nhạc này nên loại hình ca hát này rất được coi trọng. Nơi khai sinh ra loại hình âm nhạc Khoomei được cho là vùng Khovd Aimag, phía tây Mông Cổ, nơi mà hầu như tất cả mọi người đều có thể thể hiện Khoomei. Tuy có nhiều người có thể thể hiện được, nhưng rất ít nghệ sĩ có khả năng trình diễn Khoomei một cách chuyên nghiệp. Chỉ có một trong số khoảng 200 trẻ em là sở hữu giọng hát đáp ứng được yêu cầu khắc khe của loại hình nghệ thuật ca hát này. Mr Zulsar được xem như là người được thượng đế ban cho giọng hát để thể hiện Khoomei, ông đã tham gia lưu diễn cùng với Liên đoàn nhạc dân tộc và múa quốc gia qua khoảng 50 quốc gia để giới thiệu đến bạn bè quốc tế Nghệ thuật hát Khoomei. Ông cho biết, để trở thành một người nghệ sĩ trình diễn Khoomei, không chỉ cần có một giọng hát đáp ứng được yêu cầu, điều quan trọng hơn hết là việc dày công tập luyện, lòng kiên nhẫn và không ngừng phát triển nó qua từng ngày.

https://www.youtube.com/watch?v=qx8hrhBZJ98

Được xem như một loại hình nghệ thuật và bắt đầu hình thành trong khoảng thế kỉ 19. Khoomei chưa được nghiên cứu và tìm hiểu cặn kẽ, do đó chỉ có một phần nhỏ trong tổng thể nghệ thuật hát Khoomei là được trình diễn. Năm 1954, Tseede - một ca sĩ từ vùng Chamdmani Soun, Khovd Aimag đã hát bài Eulogy of Altai Kaan (một bài hát dài nói về ngọn núi Altai) theo hình thức Khoomei trong khuôn khổ Ngày kỉ niệm nghệ thuật Khovd Aimags ở thủ đô Ulaanbaata.

Du lịch Mông Cổ và một lần được thưởng thưc loại hình âm nhạc độc đáo này quả thật là một điều tuyệt vời đối với khách khi đến với vùng đất thảo nguyên này.

Migola Travel

Bạn muốn du lịch Mông Cổ?

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Mông Cổ

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

bo-toc-kazakh

Người Kazakh và khả năng huấn luyện “sát thủ bầu trời”

10 điều bạn chưa biết về ngựa hoang Mông Cổ

Tốc Bất Đài – Mãnh Tướng của đế chế Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ – Quốc gia rộng nhất trong lịch sử loài người

Dukha – Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của người Mông Cổ

Nghệ thuật đi săn cùng đại bàng của người Kazakh ở Mông Cổ