Những bí ẩn về Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Vào năm 1974, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện nhờ những công nhân đào giếng gần Tây An. Nằm sâu dưới hàng trăm mét đất và trải qua những biến cố của thời gian, những bí mật đáng sợ ẩn chứa bên trong lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa vẫn chưa được lí giải. 

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được đánh giá là một trong những khám phá khảo cổ học vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tần Thủy Hoàng - tên thật là Doanh Chính, trị vì nước Tần (Trung Quốc) từ năm 246 đến năm 221 trước Công nguyên. Ông lên ngôi nhà Tần khi mới 13 tuổi và nổi tiếng là vị hoàng đế tàn bạo và nghiêm khắc trong lịch sử Trung Hoa.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công nguyên. Để hoàn thành lăng mộ, Tần Thủy Hoàng đã huy động khoảng 700.000 người trên khắp đất nước xây dựng trong suốt 38 năm và nơi chôn cất kịp hoàn thành trước khi ông qua đời một vài năm. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng chứa nhiều cung điện và đồ tạo tác, châu báu quý hiếm. Hai con sông lớn của Trung Quốc là Trường Giang và Hoàng Hà cũng được mô phỏng trong ngôi mộ bằng cách sử dụng thủy ngân.

Phần sàn của lăng mộ được dùng để miêu tả các con sông và đặc điểm đất liền, phần trần phía trên nơi trang trí các chòm sao trên trời. Ý tưởng này được hiểu là Tần Thủy Hoàng muốn tiếp tục trị vì vương quốc ngay cả khi sang thế giới bên kia. Nhằm bảo vệ an toàn cho lăng mộ, tránh kẻ đột nhập, ông đã lệnh cho những thợ thủ công tạo ra những cái bẫy có thể bắn tên vào bất cứ ai bước vào.

Phần sàn của lăng mộ được dùng để miêu tả các con sông và đặc điểm đất liền

Khi tổ chức xong tang lễ cho Tần Thủy Hoàng, con trai ông là Tần Nhị Thế đã ra lệnh đóng cửa đường hầm trong lăng mộ, cổng bên ngoài hạ xuống để nhốt tất cả thợ thủ công ở bên trong. Điều này nhằm đảm bảo rằng hoạt động của bẫy cơ học cũng như chỗ cất giấu kho báu sẽ không bị tiết lộ ra bên ngoài. Sau đó ngụy trang lăng mộ bằng việc trồng cây cối phía trên khiến nó trông giống một ngọn đồi. Hầu hết thợ xây và những người liên quan đến thiết kế của công trình, nằm trong số hơn 70 vạn người đến đây, đều đã bị giết hại.

Với diện tích đất nước lên đến 9,6 triệu km vuông, việc tìm phần lăng mộ Tần Thủy Hoàng không phải là một điều đơn giản cho dù tài liệu liên quan đến nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng này đã tồn tại gần một thế kỷ sau cái chết của ông. Đó cũng là lý do mà các nhà khảo cổ mới chỉ phát hiện lăng mộ trong thế kỷ 20. Thậm chí Chính phủ Trung Quốc đã mở một chuyên đề nghiên cứu về địa điểm đặt lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng và tìm suốt 40 năm trên phạm vi cả nước. Rất nhiều chuyên gia khảo cổ, các đội tìm kiếm chuyên nghiệp cùng các hoạt động truy tìm dấu vết xác định địa chỉ lăng mộ thông qua các văn tự cổ gần như chỉ đi vào ngõ cụt cho đến khi nơi này đươc tình cờ phát hiện bởi những người công nhân đào giếng ở huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây.

Lăng mộ được ngụy trang như một ngọn đồi

Trong 40 năm khai quật, khoảng 2.000 chiến binh đất nung đã được các nhà khoa học tìm thấy.  Theo ước tính, có khoảng từ 6.000 đến 8.000 chiến binh cùng với ngựa và xe ngựa bằng đất nung được chôn cùng với Tần Thủy Hoàng. Những tất cả chỉ là "đỉnh của tảng băng chìm", khi phần còn lại của lăng mộ không bị đào lên.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bao bọc bởi một đất đắp nổi cao 76 mét, từ Nam đến Bắc dài 350 mét, từ Tây sang Đông rộng 354 mét. Trên mặt đất xung quanh lăng còn có hai lớp tường thành bao bọc, diện tích thành bên ngoài là 2 km vuông có cửa. Giữa hai lớp thành là các kiến trúc như giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở mà phần lớn đã bị phá huỷ hay hư hỏng, nhờ đó mà đã che đậy được một lăng mộ khổng lồ đang giấu mình bên trong ngọn đồi bên trong. Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 mét từ Nam sang Bắc, rộng 392 mét từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc.

Nếu muốn khai quật phần còn lại, các nhà nghiên cứu phải vượt qua những cái bẫy (thông tin mà Tư Mã Thiên từng đề cập đến), dù vẫn còn nhiều lời tranh cãi về khả năng hoạt động của chúng sau hơn 2.000 năm.

Sự hiện diện của thủy ngân cũng là yếu tố nguy hiểm đối với bất kỳ ai dám bước vào lăng mộ mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp. Công nghệ hiện nay chưa thể xử lý toàn bộ khu tổ hợp lăng mộ dưới lòng đất, cũng như bảo quản hiện vật khai quật. Do đó, ít có khả năng lăng mộ sẽ được mở ra trong tương lai gần.

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Cũng Migola Travel khám phá những bí ẩn của Lăng mộ Tần Thủy Hoàng!

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: 

Con Đường Tơ Lụa - Thảo Nguyên Tân Cương

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

“Sởn da gà” với thành phố ma Phong Đô – Trung Quốc

Đến thăm phủ Khai Phong – nơi Bao Công trừ gian, diệt bạo

Địa mạo Đan Hà, cảnh quan độc nhất vô nhị trên thế giới

mogao-cave-1836

Đến Đôn Hoàng và tham quan hang đá Phật giáo Mạc Cao

Xian

Cố đô Trường An và đội quân bất tử của Tần Thủy Hoàng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hư ảo của hồ Karakul