Đền suối thiêng Tampak Siring – thánh địa không thể bỏ qua khi du lịch Bali

Nằm trong một thung lũng giữa hai quả đồi ở làng Manykaya quận Tampak Siring, Gianyar cách thủ phủ Denpasar (đảo Bali, Indonesia) khoảng 40 km về phía Đông Bắc. Tampak Siring là một ngôi đền Hindu nằm trên trục đường chính tới Kintamani, một điểm du lịch nổi tiếng trên đảo Bali và rất gần với ngôi đền rừng già bí ẩn Gunnung Kawi.

Từ lâu đền suối thiêng Tampak Siring đã được xem như là một trong những thánh địa rất linh thiêng đối với người dân theo đạo HinduBali nói riêng và Indonesia nói chung. Hơn thế nữa, hằng năm ngôi đền thu hút nhiều dòng hành hương của các tín đồ Hindu giáo trên khắp thế giới về đây cầu nguyện, hòa mình vào không gian linh thiêng và tắm mình trong dòng nước thánh với những mong muốn, những ý niệm đẹp và ước nguyện dâng lên đấng thần linh tối cao.

Đền suối thiêng Tampak Siring
Đền suối thiêng Tampak Siring

Ngoài tên gọi Tampak Siring, đền suối thiêng còn có tên gọi khác là Tirtha Empul. Với cư dân bản địa nơi đây, đền suối thiêng đóng một vài trò vô cùng quan trong trong đời sống tâm linh của họ, đây được coi là nơi làm tan biến những ảnh hưởng xấu trong cuộc sống và làm thanh lọc tâm trí, linh hồn con người.

Ở khu vực trung tâm của Tirtha Empul có một ao nước thánh không bao giờ cạn do nước được cung cấp liên tuc từ những mạch ngầm dưới đáy, vốn là dòng nước suối từ trên núi cao chảy về. Do nguồn nước trong ao thánh có nguốn gốc từ núi cao chảy xuống, theo quan niệm của đạo Hindu, hướng của nguồn nước cũng là nơi thần linh ngự trị. Nên rất dễ để hiểu tại sao mà tín đồ Hindu giáo xem khu đền suối thiêng nói chung và ao thánh nói riêng là một nơi vô cùng linh thiêng. Phía trước ao thánh có hai hồ nước, và trong hai hồ nước này có những vòi dẫn nước được xếp thành dãy liên tục từ đông sang tây, quay mặt về hướng đông và chúng đều có tên riêng như Pengekulatan, Sudamala, Cetik hay Perbesihan

Những vòi nước cung cấp nước cho ao thánh được sắp xếp theo thứ tự từ đông sang tây và có riêng như Pengekulatan, Sudamala, Cetik hay Perbesihan…

Đặc biệt vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng theo lịch mặt trăng, người dân đến đền Tirtha Empul để cầu nguyện và xin ban phước rất đông, đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa của cư dân địa phương. Người dân bản địa hay người Hindu đến từ các nơi trên thế giới khi tới Tampak Siring đều có ước nguyện được tắm mình qua mười hai dòng chảy thiêng liêng, với mong muốn được gột rửa bụi trần, gột rửa những điều không may mắn trên cơ thể và linh hồn, muốn được thần linh ban phước, vuốt ve và che chở, mang lại cho họ một cơ thể mạnh khỏe, một tâm hồn thanh tịnh và một trí tuệ minh mẫn.

Với mong muốn được thần linh ban nhiều phước lành. Những gia đình nhiều thế hệ không ngại đến khu đền suối thiêng, xếp hàng chờ đến lượt mình và sau đó trầm mình trong dòng nước linh thiêng. Trẻ con thường được bố mẹ bế trên tay, chúng bình thản đợi chờ đến lượt và vui vẻ đùa nghịch. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn xin cả nước trong ao thánh đem về nhà. Tất cả đã thật sự tọa nên một bữa tiệc nhuốm màu thần thánh.

Vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng theo lịch mặt trăng, người dân đến đền Tirtha Empul để cầu nguyện và xin ban phước rất đông
Vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng theo lịch mặt trăng, người dân đến đền Tirtha Empul để cầu nguyện và xin ban phước rất đông

Ngay bên ngoài khu chuẩn bị đồ lễ, rất đông tín đồ đạo Hindu trong trang phục truyền thống vô cùng đẹp và quyến rũ đang chậm rãi chuẩn bị đồ dâng lễ, vốn dĩ cũng là một tác phẩm nghệ thuật được chuẩn bị cầu kỳ và tinh xảo.

Phụ nữ thường đội những khay lễ đẹp đẽ trên đầu đi bộ vào đền để dâng lễ lên khu thờ chính, sau khi cầu nguyện, họ sẽ chờ đợi những người có chức sắc coi sóc khu đền tới và ban phước lộc, với thái độ vô cùng thành kính và niềm tin toát ra trong từng ánh nhìn, cái cúi đầu hay vòng tay dâng lễ.

Phụ nữ thường đội những khay lễ đẹp đẽ trên đầu đi bộ vào đền để dâng lễ lên khu thờ chính
Phụ nữ thường đội những khay lễ đẹp đẽ trên đầu đi bộ vào đền để dâng lễ lên khu thờ chính

Bắt đầu một vòng cầu nguyện, ai cũng lần lượt đi theo vòng từ đông sang tây, lần lượt qua 12 vòi nước, dâng lễ là những khay hoa nhiều màu nếu có. Sau đó họ nhúng cả người xuống dưới vòi nước hoặc dùng tay để vã nước vào mặt, vào đầu tóc, vào ngực, thành kính chắp tay cầu nguyện, rồi chậm chạp di chuyển để nhường chỗ cho người tiếp theo. Một số người mang theo cả can nhựa để xin nước mang về.

Gian đền chính, là nơi người bản địa (thường là đi thành nhóm, gia đình) dâng lễ, quỳ khấn nguyện, và được ban nước thánh như bồ tát rẩy cành dương liễu. Tại đây, người ngoại đạo và khách du lịch Indonesia không được phép bước vào, tuy nhiên có thể quan sát từ bên ngoài quy trình hành lễ của giáo dân hindu giáo Ở bên ngoài khu hồ nước, có một ao nuôi rất nhiều cá, cũng là ao được dẫn nước từ mạch suối ngầm trên núi. Cá ở đây được người dân quan niệm là cá thần nên không ai bắt và ăn thịt, vì vậy chúng sinh sôi nảy nở rất đông, béo mầm và láng mượt, ao cá trở thành một điểm dừng chân thú vị của nhiều người.

Gian đền chính, là nơi người bản địa dâng lễ, quỳ khấn cầu nguyện
Gian đền chính, là nơi người bản địa dâng lễ, quỳ khấn cầu nguyện

Vé vào đền suối thiêng Tampak Siring là 15.000 Rupiah (khoảng 30.000 đồng), để vào đền ai cũng phải mặc sarong và phụ nữ trong kỳ kinh sẽ không được phép tới đền.

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Đăng ký ngay tour du lịch Indonesia từ Migola Travel!

Tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: 

Tour Indonesia - Khám Phá Borobudur Huyền Bí

Tour Indonesia - Bí Ẩn Đảo Rồng

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

den-tho-prambanan

Đến thăm đền thờ Hindu Prambanan ở đất nước vạn đảo Indonesia

Đền Tanah Lot – Điểm đến đặc sắc khi du lịch Indonesia

Du lịch Indonesia – Tham quan vườn quốc gia Komodo

Phố Malioboro – Điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

Khám phá Yogyakarta – Cố đô của Indonesia

Kì bí Hồ Ba Màu trên núi Kelimutu