Con đường tơ lụa – tuyến đường thương mại đã đi vào huyền thoại

Con đường tơ lụa (The Silk Road) là một tuyến đường giao thương xuyên lục địa giữa phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỷ, khởi đầu và kết thúc đều ở kinh đô Tây An (tức Trường An), đây là con đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt hơn 1.600 năm. Nhờ có Con đường tơ lụa mà những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và tạo tiền đề cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực.

Bản đồ mô phỏng các tuyến đường của Con đường tơ lụa

Nguồn gốc và sự phát triển của Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ năm 206 trước Công Nguyên, khi ấy Trương Khiên - một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để đặt mối giao ban với những quốc gia và dân tộc mới. Tuy chuyến đi của Trương Khiên không tạo thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng đã giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây và đặt nền móng hình thành nên con đường tơ lụa sau này.

Vào thời bấy giờ, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa để giao thương. Bên cạnh nhưng hàng hóa hữu hình, nhiều thứ khác quan trọng không kém cũng được trao đổi thông qua Con đường tơ lụa giữa phương Đông và phương Tây như văn hóa, tôn giáo, triết học và nhiều loại công nghệ khác nhau…

Dần dần, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt, bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp…Vào thế kỷ thứ VII, các thương gia Ả Rập đã lập nên con đường tơ lụa trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến Trung Quốc buôn bán với tốc độ nhanh và an toàn hơn.

Con đường tơ lụa trên biển được các thương gia Ả Rập lập nên từ thế kỷ thứ VII

Những mặt hàng trên Con đường tơ lụa

Nguồn gốc của cái tên “Con đường tơ lụa” bắt nguồn từ mặt hàng chính được buôn bán trong suốt chiều dài hành trình là lụa Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tơ lụa thời đó là mặt hàng cao cấp chỉ dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc ở Trung Quốc. Nhờ có con đường tơ lụa, mặt hàng này đã tới được với các nước phương Tây thông qua các thương nhân Trung Quốc. Những bậc đế vương hay nhà quý tộc của phương Tây đặc biệt là La Mã rất thích lụa Trung Quốc, thậm chí họ sẵn sàng đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Ngược lại, ngựa Ba Tư cũng trở thành món hàng giá trị và đắt đỏ mà các lái buôn thời bấy giờ trao đổi trên Con đường tơ lụa.

Lụa Trung Quốc là một trong những mặt hàng chính và đầu tiên được buôn bán trên Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa trở nên thịnh vượng trong thời nhà Đường. Các mặt hàng như đá quý, quần áo được may tinh tế, các món gia vị, khoáng sản, thuốc… hay cả các loài động vật, được mua bán trao đổi hàng ngày. Vào thời cực thịnh, tuyến đường trải dài tới 4.000km, ra tới tận Địa Trung Hải và hấp dẫn các nhà thám hiểm nổi tiếng như Alexander Đại đế và Marco Polo.

Không chỉ các loài động vật, một mặt hàng vô cũng đặt biệt là nô lệ cũng bị buôn bán dọc theo Con đường tơ lụa. Họ hầu hết là những người dân thường vô tội bị bắt trong các cuộc chiến tranh, tội phạm hay nợ một món tiền lớn mà không thể trả.

Nô lệ cũng là một mặt hàng được mua bán trên con đường này

Con đường tơ lụa - động lực phát triển của nền văn minh nhân loại

Không chỉ có ý nghĩa về mặt trao đổi, buôn bán hàng hóa, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này. Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị. Bên canh đó, thông qua con đường này, văn hóa cùng nhiều tôn giáo được giao thoa giữa các quốc gia. Trên Con đương tơ lụa, mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng như nhau. Chính quan điểm thể hiện sự tiến bộ đấy đã tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển.

Nhờ có sự bình đẳng nên các công trình của các tôn giáo được xây dựng tự do trên Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểu viết nên tên tuổi của mình, điển hình nhất là Marco Polo (1254 - 1324). Ông là một người Ý, sống vào thế kỷ XIV và đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Quốc. Marco thậm chí còn được vua Hốt Tất Liệt phong một chức quan. Khi trở về lại châu Âu, ông đem theo nhiều kiến thức cùng sản vật Trung Hoa.

Có một sự thật thú vị là món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được Marco Polo đem về Ý qua con đường tơ lụa. Sau này ông viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách "Marco Polo du ký" và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại.

Sự suy tàn của con đường vĩ đại

Con đường tơ lụa duy trì vị thế trong suốt 1.600 năm và bắt đầu suy tàn từ thế kỷ thứ 15, khi Constantinople bị đế chế Ottoman thống trị. Các sultan vương triều Ottoman thời đó mắng nhiếc người phương Tây về các cuộc thánh chiến liên miên, và trả đũa bằng cách cấm việc giao thương với châu Âu.

Tuy nhiên, sau khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán nơi đây thịnh vượng trở lại. Nhưng chính con đường này vô tình lại phát tán dịch bệnh “Cái chết đen” ra khắp châu Âu và Trung Á trong năm 1348 - 1350. Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ tới hoạt động của con đường tơ lụa.

Việc mở rộng lãnh thổ của đế quốc Nguyên Mông cũng là một trong những nguyên nhân làm suy tàn Con đường tơ lụa

Cuối cùng con đường tơ lụa vĩ đại cũng tan rã vào thập niên 1400 bằng hàng loạt sự kiện đáng buồn. Tại Trung Quốc, nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế con đường tơ lụa. Việc bắt nộp thuế cao đã khiến nhiều thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác. Con đường tơ lụa từ đây chìm vào dĩ vãng và những hào quang của nó cũng tiêu tan để lại nhiều thành phố cổ heo hút.

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Cùng Migola Travel khám phá con đường huyền thoại này!

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: 

Con Đường Tơ Lụa - Thảo nguyên Tân Cương

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

“Sởn da gà” với thành phố ma Phong Đô – Trung Quốc

Đến thăm phủ Khai Phong – nơi Bao Công trừ gian, diệt bạo

Địa mạo Đan Hà, cảnh quan độc nhất vô nhị trên thế giới

mogao-cave-1836

Đến Đôn Hoàng và tham quan hang đá Phật giáo Mạc Cao

Xian

Cố đô Trường An và đội quân bất tử của Tần Thủy Hoàng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hư ảo của hồ Karakul