Một ngày ở Gyangtse – Trấn Giang Tử

Ngày thứ 4 trên hành trình tour Tây Tạng Huyền Bí & Everest Hùng Vĩ - chinh phục Everest Base Camp, du khách sẽ đến với thị trấn Gyantse - điểm dừng quan trọng trên cung đường thăm thú Tsang. Nằm ở độ cao 4000m, Gyantse tuy nhỏ nhưng đã từng đóng vai trò huyết mạch toàn vùng. Vào năm 1904, khi người Anh đưa quân vào xâm chiếm Tây Tạng, thị trấn này đã trải qua nhiều cơn binh đao, vết tích còn lại là những đoạn tường phòng thủ chạy quanh toàn trấn và đặc biệt là pháo đài Gyantse Dzong trên đỉnh đồi, nơi có thể nhìn thấy bao quát toàn trấn.

Pháo đài Gyantse (Ảnh: Internet)

Cuộc chiến trên bộ cao nhất thế giới

Trong lịch sử Tây Tạng, cuộc chiến ở Giang Tử trấn ít được nhắc đến, người ta chỉ biết rằng người dẫn đầu quân Anh vào lúc đó là tướng Francis Yonghusband đã mang theo quân đoàn thiện chiến gồm 3000 lính với trang bị hiện đại đổ bộ vào Tsang năm 1904, trước khi nhắm đến thủ phủ Lhasa. Đây được biết đến là cuộc chiến trên bộ cao nhất trong lịch sử loài người (gần 5.000m).

Cuộc chiến giữa người Anh và người Tây Tạng tại Gyantse được xem là cuộc chiến trên bộ cao nhất thế giới. (Ảnh: Internet)

Với ưu thế về vũ khí, quân đội Anh dễ dàng chiếm giữ Gyantse và làm chủ con đường nối Tsang đi Lhasa. Vượt qua sông Nhã Lung (Yarlung Tsangpo), tướng Yonghusband đưa quân vào chiếm đóng Lhasa, bắt người Tạng phải ký giao ước hiệp thương với người Anh cho các vùng U-Tsang. Không lâu sau, Younghusband rời Tây Tạng, trước khi đi, có lẽ vì nhiều lý do mà phần nhiều là xúc động trước những gì ông được chứng kiến và ảnh hưởng niềm tin tôn giáo trong Lhasa, ông thốt lên: 'That single hour on leaving Lhasa was worth all the rest of a lifetime'. Câu chuyện này được ghi trong cuốn sách của Charles Allen: Duel in the Snows: The True Story of the Yonghusband Mission to Lhasa (nguồn dẫn chứng: Lonely Planet - Tibet).

Ngày nay pháo đài Gyantse Dzong đã được khôi phục phần nào, bên trong có bảo tàng nhỏ ghi lại cuộc chiến 1904 của thị trấn Giang Tử anh hùng.

Tu viện Pelkhor Chode

Cách pháo đài Gyantse Dzong chưa đầy 5 phút đi xe là địa điểm thăm quan nổi tiếng nhất trấn: tu viện Pelkhor Chode, bên trong có Thập Vạn Phật Tháp (Gyantse Kumbum) - cũng là tháp Stupa (Chorten) lớn nhất và độc đáo nhất trên cao nguyên Thanh Tạng.

Tu viện Pelkhor Chode (Ảnh: Internet)

Một trong những điểm đáng lưu ý làm cho tu viện Pelkhor Chode trở nên đặc biệt hơn những nơi khác là trong tổng số 15 tự viện nhỏ nằm trong khuôn viên của Pelkhor Chode thì 9 tự viện thuộc dòng Hoàng Giáo Cách Lỗ (Gelugpa Sect) và 3 tự viện thuộc dòng Hồng Giáo Tát Ca (Sakya Sect) - một sự dung hoà rất hiếm gặp trong Tây Tạng nói chung.

Được xây năm 1418, tu viện Pelkhor Chode  với kiến trúc nóc khá đơn giản nhưng đặc trưng cho phong cách của Phật giáo Tây Tạng. Toàn bộ đại tu viện được bao bọc bởi tường đỏ; trong sân là 2 cây cột cuốn phướn ngũ sắc, trước chính điện treo vải bạt trắng với các dấu hiệu của Phật giáo.

Bên trong chính điện có tượng thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đại sư Tông Khách Ba, thập lục đại La Hán, và cả những nhân sĩ của phái Tát Ca. Người Tạng sau khi vào lễ ở chánh điện đều đi sang Kumbum - điểm thu hút nhất của toàn khu Pelkhor Chode.

Thập Vạn Phật tháp

Tham quan Pelkhor Chode, du khách còn được chiêm ngưỡng Thập Vạn Phật Tháp (Gyantse Kumbum) với lối kiến trúc đặc sắc có thể xem như chưa từng thấy qua của Kumbum! Đây cũng là tháp Stupa (Chorten) lớn nhất và độc đáo nhất trên cao nguyên Thanh Tạng, nếu đem chiếu xuống mặt phẳng thì dễ dàng nhận ra tính đối xứng tuyệt vời của tranh Mandala.

Thập Vạn Phật Tháp (Ảnh: Internet)

Đi từ dưới lên trên là 4 tầng với các vòng kora nhỏ ứng với Tứ Diệu Đế (Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế), du khách sẽ đến được lưng chừng tháp (phần trụ tròn) - tương ứng với Ngũ Căn (Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn, Huệ căn) và Ngũ Lực (Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Ðịnh lực, Huệ lực), bên trong có thờ tượng Phật Thích Ca cực lớn. Theo cầu thang, du khách sẽ leo lên được 1 tầng nữa (có 4 đôi mắt Phật khép hờ nhìn ra Tứ phương). Từ đây là các bậc thang rất nhỏ hẹp và tối bên trong tháp dẫn lên trên đỉnh tháp; còn phía ngoài được trang trí theo kiểu 13 vòng màu vàng tượng trưng cho đường tới cõi Niết bàn thông qua Bát Chính Đạo. Trên cùng luôn là kiến trúc mặt trăng và mặt trời biểu thị sự minh triết soi sáng mọi vật, đến được thượng tầng tháp cũng là lúc du khách nhìn được bên dưới mái vòm của tháp Kumbum có 8 hoạ hình đầy màu sắc của các vị Bồ Tát.

Không chỉ đặc sắc bởi vẻ ngoài, Gyantse Kumbum còn độc đáo bởi quy mô của nó: xây dựng xong năm 1427, tháp cao 32.4m, trên đỉnh là mái vàng, chia làm 9 tầng, 108 cửa, 77 khám thờ nhỏ; có đến 100,000 bức tranh tường (mural), mandala, và tượng Phật bên trong - vì thế tháp còn có tên gọi là Thập Vạn Phật Tự. Nếu Stupa vốn được coi là nơi gìn giữ linh hồn tương phản với các pho tượng là mô phỏng của thể xác, thì ở tháp Kumbum người ta thấy được các pho tượng được lưu giữ trong stupa lớn, rồi stupa lớn chứa nhiều stupa nhỏ, trong mandala lớn chứa nhiều mandala nhỏ, kết cấu mỗi tầng là trời tròn đất vuông liên kết bằng những vòng kora. Như thế, linh tháp Kumbum thực sự là hiện thân tinh hoa văn hoá Phật giáo Tây Tạng vô cùng thâm diệu.

Migola Travel Sưu tầm

Bạn muốn hiểu rõ hơn về thị trấn Gyantse???

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Tây Tạng Huyền Bí & Everest Hùng Vĩ

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

tu-vien-tholing

Khám phá Tu viện Phật giáo Tholing – nơi chứa đựng những bức bích họa hàng trăm tuổi

Tìm hiểu về Vương quốc Guge – Xứ Cổ Cách

Hành hương về Tây Tạng – Chiêm bái núi thiêng Kailash

Khám phá thành phố Lhasa – thủ phủ của Tây Tạng

Tu viện Drikung Thil – Cái nôi của dòng Drikung Kagyu

Thành phố Dharamsala – Vùng đất Tiểu Tây Tạng