Lịch sử người Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương

Người Uyghur (cách gọi Hán Việt là người Duy Ngô Nhĩ) thuộc giống dân Thổ (Turk) đã sống chung với nhiều sắc dân Trung Á. Vào khoảng hơn một trăm năm trước công nguyên, đội quân nhà Hán đã đánh chiếm nơi sinh sống của dân tộc này, sau đó tiến hành lập An Thành Ðô Hộ Phủ để cai trị.

Em bé người Duy Ngô Nhĩ

Vào giữa thế kỷ thứ tám, nhân cơ hội người Tây Tạng tấn công đến tận kinh đô Tràng An năm 763, người Duy Ngô Nhĩ cũng nổi lên lập quyền tự trị.  

Từ năm 1218, dân Duy Ngô Nhĩ thuộc sự cai trị của đế quốc Mông Cổ. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, vùng đất này thuộc quyền cai trị của những đại hãn thuộc các nhóm người Trung Á theo Hồi Giáo, cho tới thế kỷ 18 bị nhà Thanh chiếm, dần dần họ chính thức sáp nhập thành tỉnh Tân Cương (Cương giới mới, theo quan điểm người Hán). Giữa thế kỷ 19 khi nhà Thanh bị các nước Tây phương đàn áp thì người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi trong tỉnh Tân Cương đã nổi lên giành độc lập nhưng không được lâu. Năm 1933, dân Duy Ngô Nhĩ  lại nổi lên thành lập Cộng Hòa Ðông Thổ “East Turkestan” hoặc “Uyghuristan.” Cho đến năm 1949 thì vùng này bị Hồng quân Trung Hoa chiếm lĩnh hoàn toàn.

Địa khu Kashgar (tiếng Hán-Việt: Khách Thập địa khu) là một địa khu thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương

Tại Tây Tạng và Tân Cương, hai “khu tự trị” lớn rộng bằng một phần tư Trung Quốc, các sắc dân cố thổ ở đó giờ đây đã trở thành những sắc tộc nhỏ trong một nước hơn một tỷ người. Ở Tây Tạng, kể từ khi Trung Quốc cai trị, họ đã đem người Hán di dân tới từ năm 1950, sau hơn nửa thế kỷ bây giờ số dân Tây Tạng đã ít hơn người Hán. Tại Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ  còn chiếm đa số, 45% trong số 20 triệu dân trong tỉnh, và người Hán di dân chỉ chiếm dưới 40% (năm 1949 chỉ có 6% dân là người Hán). Nhưng dân Duy Ngô Nhĩ đã bị áp lực đồng hóa và đối xử phân biệt từ nửa thế kỷ nay. Tuy gọi là các “khu tự trị” nhưng các vùng của người thiểu số này bị chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cai trị trực tiếp một cách khắt khe hơn những tỉnh khác trong nước Trung Hoa.  

Từ sau khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế, thì họ cũng bắt đầu mở những đợt di dân ào ạt vào Tân Cương, hiện nay người Hán chiếm hơn 75% dân số trong thủ phủ Duy Ngô Nhĩ. Người Hán nắm giữ bộ máy hành chính, chỉ huy quân đội, họ làm chủ các cơ sở thương mại, làm công nhân những công trường xây cất và hầm mỏ, trong khi người Duy Ngô Nhĩ vẫn theo các nghề nghiệp truyền thống.

Một khu chợ ở Địa khu Kashgar

Người dân Duy Ngô Nhĩ bị ép phải từ bỏ các phong tục Hồi Giáo cổ truyền để theo “nếp sống văn minh” người Hán. Có lúc các phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ bị cấm không được che tóc và mặt theo tín ngưỡng Hồi Giáo. Trẻ em không được học tiếng Uyghur mà phải học tiếng Phổ thông của người Hán. Trung Quốc đã phổ biến những bài ca như Ðông Phương Hồng, những điệu nhảy “nông tác vũ” nhằm đồng hóa một sắc dân. Các nhà thờ Hồi Giáo bị biến thành trụ sở công cộng theo mẫu của chủ tịch nước Trung Quốc - Mao Trạch Ðông.

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Cùng Migola Travel đến với vùng đất Tân Cương để tìm hiểu rõ hơn về người Duy Ngô Nhĩ!

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: 

Con Đường Tơ Lụa - Thảo nguyên Tân Cương

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Di sản văn hoá trên những vách đá tại hang Mạc Cao

mogao-cave-1836

Đến Đôn Hoàng và tham quan hang đá Phật giáo Mạc Cao

“Sởn da gà” với thành phố ma Phong Đô – Trung Quốc

Đến thăm phủ Khai Phong – nơi Bao Công trừ gian, diệt bạo

Địa mạo Đan Hà, cảnh quan độc nhất vô nhị trên thế giới

Xian

Cố đô Trường An và đội quân bất tử của Tần Thủy Hoàng