Vì sao Tây Tạng gần như “miễn nhiễm” với COVID-19?

Những ngày vừa qua, cả thế giới đang chung tay chống lại trận đại dịch Covid-19. Số ca nhiễm tăng lên và lan rộng đến nhiều quốc gia mới hàng ngày. Nhưng vẫn có một nơi mà người ta cho rằng, nơi đây "miễn nhiễm" với Corona. Đó chính là Tây Tạng.

Ngày 29/1, chính quyền Tây Tạng xác nhận về ca nhiễm virus Corona đầu tiên. Bệnh nhân là 1 du khách đến từ Trung Quốc. Sau khi phát hiện, Tây Tạng đã tiến hành cách ly, đóng cửa vô thời hạn mọi địa điểm du lịch ở đây. Tất cả hành khách, bao gồm khách du lịch hiện nay đều phải đăng ký với chính quyền và được yêu cầu cách ly trong 14 ngày. Từ đó đến nay, Tây Tạng không ghi nhận thêm bất kì ca nhiễm mới nào. Điều này khác biệt hoàn toàn với Trung Quốc khi đã có hơn 80.000 ca nhiễm tại đây và hơn 100.000 ca trên khắp thế giới. Vậy điều gì đã giúp Tây Tạng “an toàn” trong mùa dịch? 

Vị trí địa lý

Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, với độ cao trung bình trên 4200 m. Đây là khu cao nguyên cao nhất trên trái đất. Tại miền bắc Tây Tạng độ cao trung bình lên tới 4572 m. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Nơi đây còn được gọi là “mái nhà của thế giới” hay “cực thứ ba trên toàn cầu”.

Tây Tạng là vùng cao nguyên cao nhất thế giới. (Ảnh: Bùi Văn Ngân)

Khí hậu ở đây khô suốt 9 tháng trong năm, kể cả mùa mưa. Cùng với đó là ánh sáng mặt trời khá mạnh. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông. Thêm vào đó tia tử ngoại nơi đây rất mạnh, khiến da của trẻ em, phụ nữ và những người hay làm việc ngoài trời có màu đỏ đậm hơn thông thường.

Virus Corona lại rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím và "sợ" cả gió, "sợ" môi trường thông thoáng khí. Do đó, Tây Tạng dường như là một nơi "miễn nhiễm" với loại virus này.

Cách biệt với thế giới, di chuyển khó khăn

Tây Tạng là một khu tự trị và cách biệt hoàn toàn với thế giới. Vì thế, ngoài phải xin visa Trung Quốc, du khách còn phải xin giấy thông hành do Cơ quan du lịch và an ninh tại Tây Tạng cấp riêng thì mới vào được. Và chỉ có 2 cách đến được đây là đường hàng không và đường bộ.

Bên cạnh việc làm thủ tục phức tạp, Cơ quan du lịch và an ninh tại Tây Tạng rất ít khi cấp giấy phép cho những đoàn du lịch ít người. Nên việc khách du lịch tự túc đến đây là rất hiếm.

Tây Tạng dường như cách biệt với thế giới và không dễ dàng đến được đây. (Ảnh: Internet)

Trước khi dịch Covid bùng phát thì cũng là mùa đông ở Tây Tạng nên có rất ít chuyến bay đến đây. Khi đại dịch bùng phát, Tây Tạng đã thắt chặt việc kiểm dịch và cách ly với khách du lịch. Từ ngày 29/1, giới chức Tây Tạng thông báo việc đóng cửa vô thời hạn các địa điểm du lịch. Vì thế khả năng lây nhiễm chéo COVID-19 tại Tây Tạng cực kì thấp và gần như bằng 0.

Sử dụng trầm hương

Đây vốn là giả thuyết được nhiều người truyền tai nhau. Có thể nói Tây Tạng là một trong số ít nơi mà hầu như toàn bộ người dân người dân đều là tín đồ Phật giáo. Nên việc đốt trầm hương được xem như một thói quen sinh hoạt của người dân ở đây. Đốt trầm mang ý nghĩa rất lớn về khía cạnh tâm linh. Trầm hương được xem là linh vật hấp thụ tinh hoa đất trời, dương khí rất mạnh, có tác dụng xua đuổi vận xấu, tai ương.

Không những thế mùi trầm giúp loại bỏ mùi ẩm mốc, giúp lọc sạch không khí và thậm chí là xua muỗi. Và còn có thể diệt khuẩn, an thần, giảm đau và chống lão hóa…

Sức khỏe và bộ gen phi thường của người Tây Tạng

Khả năng chuyển hóa của người Tây Tạng hoạt động bình thường trong điều kiện không khí thiếu oxy ở độ cao lớn, thường xuyên trên 4.400 mét. Nghiên cứu gần đây cho thấy, mặc dù người Tạng sống ở độ cao lớn trong môi trường sinh sống nhưng không có nhiều oxy trong máu của họ hơn những người khác. Họ lại có nhiều hơn gấp 10 lần lượng Mônôxít nitơ và oxit nitric và gấp đôi về lưu lượng máu ở tay so với người ở vùng thấp. Mônôxít nitơ làm giãn nở mạch máu cho phép máu chảy tự do hơn đến tứ chi và hỗ trợ phân phối oxy đến các mô.

Người Tây Tạng có sức khỏe và thể trạng cực kì tốt. Chính vì thế họ rất hiếm khi bệnh. (Ảnh: Internet)

Người Tây tạng có cách để sống trong môi trường thiếu oxi, đó là việc tập nín thở. Nín thở còn được gọi là phương pháp “bảo bình khí” dựa trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả lượng oxy trong cơ thể. "Bảo bình khí" thông qua hít thở sâu sau đó nín thở một thời gian nhất định để đưa 1 lượng oxy lớn lên não, cung cấp năng lượng khiến tăng cường chức năng của phổi, tăng cường oxy lên não. Cách thức này cũng nâng cao sức khỏe của phổi. Nếu như phổi khỏe sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan khác hoạt động điều độ và tốt hơn.

Ngày trở lại Tây Tạng….

Có lẽ nhờ những điều kiện nêu trên đã giúp “vùng đất Phật giáo” trở nên an toàn hơn giữa cơn đại dịch COVID-19. Hiện tại, giới chức Trung Quốc cũng đã ghi nhận số ca mắc mới thấp kỉ lục từ lúc dịch bắt đầu. Cuba cũng đã chế tạo được loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị thành công bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra. Đây là tín hiệu vui và là nguồn động lực lớn lao để cả thế giới tiếp tục hành trình đẩy lùi dịch bệnh. Thế giới sẽ lại mở cửa chào đón du lịch và Tây Tạng sẽ lại đón tiếp những bước chân khách thập phương đến chiêm bái và cầu phước lành. 

Nếu dịch bệnh được đẩy lùi sớm, tháng 5 này, Tây Tạng sẽ lại mở cửa...(Ảnh: Bùi Văn Ngân)

Migola Travel 

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Mật Tông Tây Tạng – Các tông phái chính.

Bánh nghi lễ Torma của người Tây Tạng

Trà bơ Tây Tạng

Trà bơ – thức uống “quốc hồn quốc túy” của người Tây Tạng

Táo đen Tây Tạng

Táo kim cương đen – trái cây quý hiếm ở Tây Tạng

Mùa xuân ở Tây Tạng

Khám phá bốn mùa ở Tây Tạng

Cung điện Potala

Cẩm nang du lịch đến “cực thứ ba” Tây Tạng