Sông Nile – Món quà vô giá của thiên nhiên cho Ai Cập

Những dòng sông lớn là nơi khởi nguồn những nền văn minh, sông cho Tôm Cá, sông cho tài nguyên, sông cho phù sa để canh tác và hiện nay sông là nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề năng lượng cho con người. Vậy thì sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới cho chúng ta điều gì và dòng sông này có tầm quan trọng như thế nào với lịch sử phát triển của nhân loại?

Huyền thoại dòng sông Ai Cập

Sông Nile có chiều dài khoảng 6,650km chảy từ Nam – Bắc. Một điều khá thú vị cho dòng chảy này, tùy theo người đo và tùy theo vị trí bắt đầu và kết thúc vậy nên có nhiều kết quả khác nhau và người ta cho rằng đây là dòng sông dài nhất thế giới, có nhiều ý kiến cho rằng sông Amazone mới dài nhất tuy nhiên dựa vào nhiều ý kiến chủ quan thì Nile vẫn là dòng sông được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là dòng sông dài nhất thế giới.

Sông Nile có 3 phụ lưu chính đó là sông Nile Trắng, sông Nile Xanh và sông Atbara. (Ảnh: Internet)

Nile có 3 phụ lưu chính đó là sông Nile Trắng, sông Nile Xanh và sông Atbara. Trong đó sông Nile trắng là sông dài nhất bắt nguồn từ hồ Victoria là hồ nhiệt đới lớn nhất thế giới. 

Nile trắng cung cấp 14% lượng nước của sông Nile, còn sông Nile xanh và sông Atbara bắt nguồn từ cao nguyên Ethiopia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì vậy làm cho 2 con sông chuyển đổi dòng chảy liên tục giữa mùa hè và mùa đông. Đó là lý do vì sao dòng sông vào mùa Hè thường có lũ lớn xảy ra với lượng nước lớn là sông Nile xanh và sông Atbara. Khoảng 1/10 lục đại Châu Phi được bao phủ bởi sông Nile xanh và các quốc gia ven sông chiếm 40% dân số của Châu Phi, rõ ràng sông Nile xanh có tầm ảnh hưởng rất lớn.

Ý nghĩa tên gọi

Câu hỏi đặt ra là có tại sao có tên là sông Nile xanh? Tên gọi sông Nile bắt nguồn từ từ Hilot trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là sông, còn người Ai Cập cổ đại đặt tên là A hay Au có nghĩa là đen để mô tả phù sa đen mỗi khi lũ lụt về để lại một lớp phù sa đen cho đồng bằng châu thổ bên hai bờ sông Nile.  

Trải dài 11 quốc gia

Sông Nile trải dài trên 11 quốc gia khác nhau nhưng khi nhắc đến sông Nile thì người ta chỉ nhớ đến Ai Cập, với tài nguyên là hạ lưu sông châu thổ này đã mang lại cho Ai cập nhiều món quà vô giá mà chỉ có ai cập mới được mẹ sông Nile ban tặng, như công việc xây dựng kim tự tháp từ xưa đã phải nhờ vào chu kỳ nước sông để vận chuyển những khối đá khổng lồ, con sông đã định hình cho một nền văn minh Ai Cập, vô cùng quan trọng đối với người Ai Cập, mặc dù Ai cập là đất nước thụ hưởng rất nhiều từ sông Nile tuy nhiên không có đóng góp 1 giọt nước nào cho sông Nile cả, vì vậy nếu có sự thiếu hụt nào từ đầu nguồn thì đó chính là biến cố lớn của Ai cập.

Sông Nile trải dài trên 11 quốc gia
Sông Nile trải dài trên 11 quốc gia khác nhau. (Ảnh: Internet)

Từ những năm 6000 trước công nguyên những vết tích cho thấy con người đã định cư bên bờ sông Nile, và sau đó khoảng 3000 năm những bộ tộc nhỏ bé đó đã tạo nên một đế chế hùng mạnh làm thay đổi căn bản lịch sử thế giới đó là Ai Cập cổ đại, với hình thái xã hội cực kỳ phức tạp, trong hàng nghìn năm thì đất nước vẫn phát triển không ngừng nhờ nguồn lợi từ sông Nile, cho tới ngày nay Ai Cập vẫn là một đất nước hùng mạnh của Châu Phi với hơn 100 triệu dân, và cũng là một trong những nước đứng đầu về kinh tế, chính trị và tôn giáo của Châu Phi.

Những điều không thể không nhắc tới khi nói về sông Nile

Cây Papyrus( cói sông Nile)

đây là một loài thực vật nổi bật nhất của sông Nile và cũng nhờ loại cây đặc biệt này mà lịch sử của người Ai Cập được ghi chép lại và lưu giữ dc hàng ngàn năm, đó là một phát hiện cực kỳ thú vị và làm nên lịch sử, ngoài phần thân cây làm giấy thì rễ cây có thể nhai nuốt nước sau đó nhã bả như chúng ta ăn mía để giải khát, ngoài ra còn là nguyên liệu làm lưới đánh cá, đan các vật dụng như nón, đan giày, làm thuyền, bện dây…vì tầm quan trọng của loại cây này nên trong những cuốn tử thư hình tượng Papyrus luôn hiển hiện.

Cá sấu 

Nhắc đến sông Nile phải nhắc đến Cá Sấu đó chính là hiện thân và thần hộ mệnh cho quân đội và đó chính là thần Sobek, chúng được xếp vào là một trong những loài cá sấu lơn nhất hành tinh bên cạnh đó về độ nguy hiểm và khát máu cũng vào loại bậc nhất, thức ăn yêu thích là các loại cá nước ngọt tuy nhiên khi đói cá sấu có thể ăn mọi thứ trừ trường hợp to quá không nuốt nổi, và thậm chí thịt luôn những con cá sấu khác loài, ước tính mỗi năm có khoãng 200 người chết vì cá sấu sông Nile tấn công.

Vấn đề tranh chấp nước 

Đó là vấn đề nhức nhối của con sông này chính là tranh chấp giữa Ai Cập và Ethiopia khi đất nước này tuyên bố xây dựng đập thủy điện Đại Phục Hưng với việc ngăn dòng sông Nile xanh để tạo ra đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy bị phản đối kịch liệt nhưng con đập này đã khởi công vào năm 2012, Ai cập có lý do chính đáng để lo lắng vì hầu hết nguồn nước sử dụng là từ sông Nile chưa kể đến thiệt hại về nông nghiệp. Nếu như thiêu nguồn nước tưới tiêu, đồng bằng châu thổ sông Nile sẽ sớm biến mất và chưa tính đến nguy cơ vỡ đập thì Ai Cập chìm vào biển nước kể cả vùng sa mạc cũng không biết được, con đập này có chiều cao 175m và sức chứa nước trong hồ hơn 70 tỷ m3 nước với diện tích hơn 1500km2 . Ethipopia có cái lý của mình vì là đất nước nghèo, hiện tại phải nhập khẩu điện nếu có đập thủy điện này sẽ hết đi mua điện mà còn xuất khẩu nữa, vậy nên họ có cái lý của họ nhưng Ai Cập vẫn có cái lý của mình để lo lắng.

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Sông Nile - Món quà vô giá của thiên nhiên cho Ai Cập

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Ai Cập Huyền Bí

Hotline tư vấn: 0366.55.66.77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM.

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

ai-cap

Điểm đến du lịch Ai Cập – Những Địa Danh Nổi Tiếng

Tại sao đến Ai Cập phải trải nghiệm du thuyền sông Nile? 

Ốc đảo Siwa – Nơi Cleopatra chọn là thiên đường nghỉ dưỡng

Kempinski Soma Bay – điểm đến cuối cùng của Biển Đỏ

Trải nghiệm thượng lưu tại khách sạn nổi tiếng Ai Cập – Four Seasons Hotel

Điều gì đã giúp Biển Đỏ “hút” khách du lịch đến vậy?