Hiểu đúng về Kora Kailash, Outer và Inner!

 
Rất nhiều khách hàng cũng như độc giả thời gian gần đây thường hay liên hệ với chúng tôi để hỏi thăm về vòng trong của Kora Kailash (còn gọi là inner kora), nhân bài viết này xin được phép giải thích rõ hơn về các khái niệm vòng ngoài, vòng trong của Kora để quý khách hàng hiểu thêm nhé!
 
Đầu tiên là vòng ngoài hay còn gọi là outer kora hay đơn giản hơn đối với người Tây Tạng là vòng kora Kailash (mà không đề cập đến trong hay ngoài). Đối với người Tây Tạng, vòng kora chuẩn nhất là chính là hành trình 52 km quanh núi Kailash mà chúng ta hay gọi là vòng ngoài. Đây cũng là vòng kora được đông đảo người Tây Tạng và khách hành hương nước ngoài, người đạo Phật cũng như đạo Hindu (chủ yếu đến từ Ấn Độ/ Nepal) thực hiện. Vòng này gồm 3 chặng:
 
Hành trình Kora Kailash. (Ảnh: Migola Travel)
- Chặng 1 từ Darchen đến tu viện Dirapuk dài 20 km (nếu đi tour, thông thường xe sẽ đưa 1 đoạn từ khách sạn ở Darchen đến Tapoche)
- Chặng 2 từ Dirapuk vượt đèo Dolma đến tu viện Zutulpuk. Đây là đoạn khó khăn nhất của vòng kora vì 5km đầu tiên khách hành hương phải liên tục leo dốc để vượt đèo Dolma, sau đó lại xổ dốc để đến tea house (đoạn xổ dốc này ngựa không đi được cho dù là mùa hè)
- Chặng số 3 từ tu viện Zutulpuk đến Darchen, khá ngắn, dễ đi. Nếu đi theo tour thì cuối đoạn này tại bức tường ngọc và bảo tháp thờ Phật Di Lặc sẽ có xe đưa về Darchen.
 
Người Tây Tạng và khách hành hương chủ yếu đi theo vòng kora này. Trong cuốn sách Đường Mây Qua Xứ Tuyết, ngài Govinda khi nói về vòng kora này đã mô tả rất kỹ ý nghĩa của từng đoạn kora, tựu trung nó tượng trưng cho cuộc đời một con người, và vòng kora mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc là hồi quang, tự soi chiếu bản tâm, sám hối các ác nghiệp để từ đó tịnh hoá các nghiệp và tiến lên trên con đường tâm linh....
 
Tuy nhiên, tại núi thiêng Kailash, bên cạnh vòng kora truyền thống này thì còn không ít những ngả rẽ, lối vào những thung lũng bí mật mà ta không thể nào kể hết được. Có thể liệt kê một số ngả rẽ được biết đến như sau:
 

1. Lối vào Gyangdrak Gompa từ Darchen:

Được đa số bản đồ, và các phương tiện truyền thông mô tả như là môt phần của vòng inner kora. Thực tế có thể xem đây là cửa ngõ, đường vào inner kora thì đúng hơn. Chỗ này nếu trek từ Darchen sẽ có thể ngắm trực diện núi Kailash và có thể có cảm giác như đang đi đến rất gần núi, mặc dù còn khá xa (xem bản đồ số 02). Gần cung đường này mé bên phía tây là tu viện Serlung, cũng là rìa ngoài của vòng trong kora. Khu vực này thường được cơ quan cấp giấy thông hành cho phép trek và nhiều đơn vị lữ hành gọi đây là vòng trong kora, bản chất đây chỉ là đường để đến vòng trong. Vì thực tế không có du khách nước ngoài nào kể cả người Trung Quốc được cấp phép vào vòng trong thật (real inner kora kailash).
Bản đồ 1.
 

2. Inner Kora Kailash (Xem bản đồ số 01), người đạo Hindu thì hay gọi là Nandi Kora:

Khu vực này hầu như không cấp phép bao giờ và phải thực sự đến đây thì mới gọi là inner kora. Người đạo Hindu định nghĩa nơi này là inner kora, đặc biệt đưa họ đến gần với thần Shiva. Đối với người đạo Phật thì ở đây có 13 Bảo Tháp của tông Ca Nhĩ Cư, là điểm hành hương linh thiêng. Rất nhiều du khách khi được cấp phép đi phần phía trên đã đi ráng đến tận khu vực inner này thành công, việc này là không được cho phép ở Kailash tuy nhiên hầu như không ai kiểm soát nên việc "đi chui" lâu lâu vẫn trót lọt nếu có duyên :))
 
Bản đồ 2.

3. Charan Sparsh:

Đây là một địa điểm khá gần với chân núi Kailash, gần với mặt bắc của núi, có thể đi từ tu viện Dirapuk, đi và về trong ngày. Một số đoàn đi Kailash 4 ngày thường sẽ dành hai đêm ở Dirapuk, sau ngày kora thứ nhất, họ trek tới đây và trở về Dirapuk trong ngày.
 

4. Khandro Sanglam, vòng Inner Kora Kailash theo ý nghĩ của người Tạng, thung lũng tử thần theo ý nghĩ của đa số người Việt Nam:

Đa số người Tạng mà tôi biết, có những bạn hướng dẫn viên đi Kora hơn 80 lần thì Khandro Sanglam mới thực sự là vòng inner kora chân chính, bởi vì đây là con đường của các Daikini, và một người cần ít nhất đi 12 vòng kora ngoài trước đó để có thể đi vòng trong này ở lần thứ 13. Theo bản đồ số 01 thì vòng inner kora này bắt đầu từ tu viện Dirapuk, theo hướng đèo Dolma, đến nơi chuyên thực hiện nghi thức Thiên Táng rồi đi dọc theo thung lũng, rất gần với núi Kailash, nhập lại ở phía bên kia của đèo Dolma, nhiều đoạn băng tuyết vĩnh cửu.
 
Ngoài ra theo chúng tôi được biết còn một số đường mòn và thung lũng bí mật khác qua lời kể của những anh bạn Tây Tạng. Tuy nhiên có lẽ sẽ phải rất lâu và có thể không bao giờ chúng ta có thể đến được đó. Đối với tôi, chỉ cần đến được vòng kora chân chính hay thung lũng Khandro Sanglam đã là điều tuyệt vời nhất, mà nhiều người Tây Tạng hay người bản địa cũng chỉ xem là mơ ước. Họ cho rằng nếu chưa từng đi đủ 12 vòng bên ngoài mà tiến vào đây, dù đi được cũng không có chút ý nghĩa tâm linh nào.
 
Với yêu cầu và thị hiếu của ngày càng đông đảo du khách, có lẽ Migola Travel sẽ đưa thêm "Con đường khởi đầu của vòng trong" (lối vào Gyangdrak Gompa) trong những hành trình tiếp theo để khách hành hương có dịp nhìn ngắm núi thiêng một cách trực diện hơn. Nhưng xin nhớ rằng chớ bảo nó là vòng inner kora nhé, đó chỉ là sự khởi đầu mà thôi!

Phan Hiếu

Hiểu đúng về Kora Kailash, Outer và Inner!

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour du lịch hành hương Kailash – Thánh Hồ Manasarovar

Hotline tư vấn: 0366.55.66.77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

hinh-kailash-9

Kinh Nghiệm Hành Hương núi Kailash Phần 2

Mật Tông Tây Tạng – Các tông phái chính

Tu viện Reting

Tu viện Ganden

Trải nghiệm suối nước nóng tại Tây Tạng

Những vị đạo sư nổi tiếng của Tây Tạng.