Những vòng Kora “nhẫn nại” ở núi thiêng Kailash

Miền đất thiêng nơi “nóc nhà thế giới” luôn ẩn giấu trong mình quá nhiều điều bí mật khiến mọi du khách đặt chân tới nơi đây đều háo hức muốn được khám phá và giải mã. Có thể nói, đến với Tây Tạng là đến với những vòng tròn luân hồi  nối nhau bất tận.  Nghi thức đi bộ quanh chân núi được người Tây Tạng hay đông đảo du khách tour Kailash ghé chân đến  đây tham  gia và trải nghiệm vòng Kora  với niềm tin mang lại may mắn cho người hành hương.

Vòng Kora là gì? 

Kora trong một số tôn giáo hay tín ngưỡng mang nghĩa là ‘đi kinh hành’, tức là đi bộ giáp vòng xung quanh một thánh tích hay thánh địa, hoặc một chốn thiêng liêng nào đó. Với Phật giáo Mật tông tại Tây Tạng hay một số vùng dọc dãy Himalaya như Bhutan, Nepal, Đông Bắc Ấn Độ (Ladakh, Sikkim)…, vòng Kora sẽ luôn đi thuận theo chiều kim đồng hồ, thể hiện ý "thuận tự nhiên của vũ trụ", như trái đất đang tự quay quanh trục của mình hay các hành tinh đang xoay xung quanh mặt trời. Tuy vậy, đạo Bon – một loại tôn giáo địa phương ở Tây Tạng lại đi Kora theo chiều ngược lại. Vì thế, dọc hành trình Kora quanh núi Kailash, thi thoảng chúng mình lại thấy một số người Tạng hối hả đi bộ ngược lại, thì đó là họ đang đi kora theo đạo Bon.

Vòng Kora núi thiêng Kailash
Nghi thức đi bộ quanh chân núi thiêng Kailash sẽ mang lại may mắn cho người hành hương (Ảnh: Internet)

Đi Kora hay còn gọi là đi nhiễu Phật là đi trọn vòng quanh một địa điểm linh thiêng nào đó để thể hiện lòng thành kính và niềm tin của người theo đạo Phật. Trước mái hiên ngôi chùa Đại Chiêu (Jokhang Temple) hay bên ngoài tu viện Bát Nhã (Sera Monastery), nơi ngã tư đông đúc phía trước cung điện Bố Đạt La (Potala Palace) hay bên vệ đường ngoằn ngoèo nối từ thủ phủ Lhasa sang Shigatse..., chỗ nào cũng có thể bắt gặp nghi thức hành lễ đặc biệt, theo chiều kim đồng hồ để tạo thành một vòng Kora khép kín. Đây là nghi thức đi trọn một vòng quanh địa điểm linh thiêng nào đó để thể hiện lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối vào tín ngưỡng thờ phụng của tín đồ Phật giáo. Hàng năm, có hàng nghìn người hành hương đến núi thiêng Kailash , càng làm cho núi thiêng Kailash trở nên thiêng liêng và huyền bí hơn.

Vòng Kora trước chùa Đại Chiêu
Trước chùa Đại Chiêu chỗ nào cũng có thể bắt gặp nghi thức hành lễ đặc biệt (Ảnh Internet)

Những vòng Kora "nhẫn nại"

Vòng Kora dài 52 km quanh ngọn núi thiêng Kailash có độ cao 6.638 mét. Nó được xem là một kỳ tích mà bất cứ ai từng nhọc nhằn vượt qua đều có thể tự hào, vì đã chinh phục một đỉnh cao ngoài sức tưởng tượng. Khởi đầu từ Darchen, nghỉ đêm đầu tiên ở Tu viện Dra-puk với cao độ 5.080 mét sau khi đã vượt qua 20 km đèo dốc trắng lạnh một màu băng tuyết. Chinh phục 20 km của ngày thứ hai, tới Tu viện Dzul - Tripuk cao 5.480m để rồi vật vã đi bộ tiếp 14 km và về lại điểm xuất phát trong ngày thứ ba là một hành trình không dành cho những người “tay mơ”. Đó là còn chưa kể du khách tour Kailash đã được chăm chút, phục vụ chu đáo vì có người mang vác đồ đạc, có ngựa để cưỡi nếu không còn sức để lê bước trên đường. Với thời tiết và với độ cao ấy, hội chứng sốc cao nguyên AMS đầy ám ảnh thêm việc di chuyển bằng cách tam bộ nhất bái và ngũ thể nhập địa của những tín đồ mộ đạo, ăn uống ngủ nghỉ vô cùng kham khổ thì gian nan, nguy hiểm.

Núi thiêng Kailash
Vòng Kora dài 52 km quanh ngọn núi thiêng Kailash có độ cao 6.638 mét (Ảnh: Internet)

Đoạn cuối vòng Kora, phải đi kinh hành theo vòng Kora Sambala 18 vòng mới được vào núi thiêng Kailash. Khi đi thì phải đi thuận chiều kim đồng hồ. Người đi ngược lại là đạo Bon. Khởi đầu là Tháp Hộ Pháp và chùa Chuku. Khi đi hết vòng 53km là quay về trở lại chùa Chuku. Nhưng trên thực tế, khách hành hương phải ở tại thị trấn Darchen, cách chùa khoảng 10km. Cho nên khi quay về cũng là về lại nhà nghỉ của mình ở Darchen. Thường khách hành hương đi hết vòng Kora đã xem là thành công.Hầu hết các đoàn tour Kailash số người đi hết vòng Kora chỉ khoảng 1/3. Số còn lại bị sốc độ cao hay tai nạn phải quay về Katmandu hay Lhasa.

Vòng Kora núi thiêng Kailash
Dòng người hành hương tại núi thiêng Kailash (Ảnh: Internet)

Dù tụ tập thành nhóm nhỏ, hay đơn độc một mình, các tín đồ đều tập trung cao độ cho nghi thức tâm linh này.Bất chấp sự ồn ào cố hữu cùng ánh nhìn tò mò không giấu giếm của khách du lịch đông đảo chung quanh, đoàn người luôn đông, nhưng di chuyển vô cùng trật tự. Đến với “trái tim của Phật giáo Tây Tạng” là giấc mơ mà mọi tín đồ đều mơ ước. Và vẻ thành kính và sùng tín in hằn trên mỗi gương mặt người đang hành lễ khiến nhiều du khách trải nghiệm tour Kailash xúc động.

Vòng Kora núi thiêng Kailash
Đoàn người hành hương luôn đông nhưng di chuyển vô cùng trật tự (Ảnh: Internet)

Vòng Kora, vòng quay luân hồi hay vòng tròn bất tận ấy đã làm nên một sắc màu riêng ch duy nhất của miền đất tượng trưng cho sự nguyên sơ, tinh khiết nơi đỉnh trời tuyết sơn kỳ vĩ.

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Những vòng Kora "nhẫn nại" ở núi thiêng Kailash

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour du lịch hành hương Kailash – Thánh Hồ Manasarovar

Hotline tư vấn: 0366.55.66.77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Hiểu đúng về Kora Kailash, Outer và Inner!

Mật Tông Tây Tạng – Các tông phái chính

Tu viện Reting

Tu viện Ganden

Trải nghiệm suối nước nóng tại Tây Tạng

Những vị đạo sư nổi tiếng của Tây Tạng.