7 bí mật lớn xung quanh thủ lĩnh Mông Cổ – Thành Cát Tư Hãn

Nhắc đến Thành Cát Tư Hãn là nhắc đến một trong những nhân vật ảnh hưởng nhất lịch sử nhân loại. Ông là nhà lãnh đạo lỗi lạc, nhà quân sự tài ba được cả thế giới biết đến. Cuộc đời ông là chuỗi dài của những câu chuyện ly kì mà sử sách không thể ghi chép hết.  

Trong nhiều hành trình du lịch Mông Cổ, du khách cũng không ít lần được nghe đến giai thoại về nhân vật lẫm liệt này. Hãy tìm hiểu thêm về ông cùng Migola Travel nhé!

1. Nguồn gốc danh xưng của Thành Cát Tư Hãn

Ông được đặt tên là Thiết Mộc Chân, tên của một thủ lĩnh rất dũng cảm của một bộ tộc người Tatar đã bị cha ông đánh bại.

Thanh-cat-tu-han-1
Không ai thật sự biết về khuôn mặt của Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Internet)

Thành Cát Tư Hãn sinh vào năm 1162 và mất năm 1227, là người của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân và con trai cả của Dã Tốc Cai , một thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan.

Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ. Tại hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ là vua của cả thế giới).

2. Tuổi thơ dữ dội

Thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân cực kỳ khó khăn. Cha của ông đã bị các đối thủ Tatar đầu độc khi ông lên 9. Ông trở thành thủ lĩnh trong sự phản đối do bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế. Những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du mục nghèo khó.

Năm 1182, ông bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm. Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục.

Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ. Tại hội nghị, ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (nghĩa là “Vua của cả thế giới”).

3. Ra tay không thương tiếc

Thành Cát Tư Hãn thường trao cho các vương quốc khác một cơ hội quy phục một cách hòa bình. Song với những thế lực chống lại mình, ông cũng không ngần ngại dùng lưỡi gươm để trấn áp.

Ông đã đề xuất với vị vua của Khwarezmid một thỏa thuận thương mại liên quan tới việc trao đổi hàng hóa dọc theo Con đường Tơ lụa. Để giúp mọi việc thuận lợi hơn, ông đã gửi nhiều châu báu và mỹ nữ tới Đế quốc Khwarezm. Tuy nhiên, trái với dụng ý của Thành Cát Tư Hãn, họ thẳng thừng từ chối. Vua Khwarezm đã ra lệnh hạ sát sứ giả và toàn bộ những binh lính hộ tống đoàn vận chuyển.

Vị Đại Hãn Mông Cổ đã nổi cơn thịnh nộ và đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh đội quân. Bốn vị tướng xuất sắc nhất cùng binh đoàn gồm 200.000 chiến binh thiện chiến được cử trận mạc. Cuộc chiến sau đó đã khiến hàng triệu người bỏ mạng. Kết quả là vương quốc Khwarezmid đã bị phá hủy hoàn toàn. Đây là một trong những cuộc trả thù đẫm máu nhất trong lịch sử.

4. Chịu trách nhiệm về cái chết của 40 triệu người

Các nhà sử gia ước tính có khoảng 40 triệu người đã thiệt mạng trong thời kỳ chinh phục của người Mông Cổ.

Con số thống kê từ thời trung cổ cho thấy dân số Trung Quốc sụt giảm hàng chục triệu người trong thời kỳ Đại Hãn còn sống. Các học giả ước tính ông ta có thể đã giết chết một lượng người bằng 3/4 dân số Iran ngày nay trong cuộc chiến với đế chế Khwarezmid. Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm giảm dân số toàn thế giới (thời đó) đi 11%.

5. Vị tướng thân tín nhất của ông lại là cựu thù

Thành Cát Tư Hãn rất giỏi dùng người tài. Ông thường thăng chức cho các chỉ huy quân sự dựa trên tài năng và kinh nghiệm của họ.

Năm 1201, ông suýt chết khi ngựa chiến bị bắn hạ từ phía sau bằng một mũi tên. Sau trận đánh, Thành Cát Tư Hãn yêu cầu tù binh phải nói người nào đã bắn tên. Một tù binh can đảm đứng dậy và thừa nhận mình là cung thủ. Trước sự gan dạ của cung thủ này, Thành Cát đã bổ nhiệm anh ta làm chỉ huy trong quân đội của mình. Sau này Thành Cát Tư Hãn đặt cho anh ta biệt danh Triết Biệt (Jebe), có nghĩa là mũi tên, nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường.

Cùng với Tốc Bất Đài, Triết Biệt sau này trở thành một trong các tư lệnh trận mạc vĩ đại nhất của người Mông Cổ.

triet-biet
"Thần tiễn" của đạo quân Mông Cổ - Triết Biệt. (Ảnh: Internet)

6. Tạo ra một trong các hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên

Cùng với cung tên và ngựa, vũ khí của Mông Cổ còn là mạng lưới liên lạc trải rộng.

Ngay từ khi mới lên ngôi, Thành Cát Tư Hãn đã ban sắc lệnh hình thành một dịch vụ đưa tin bằng ngựa, có tên gọi là "Yam". Hệ thống gồm các trạm bưu chính và những chú ngựa khỏe mạnh có thể đi xa tới 322km/ngày. Chúng được tổ chức chặt chẽ và phân bố rộng rãi trong đế chế Mông Cổ. Nhờ đó, hàng hóa và thông tin được vận chuyển với tốc độ cực nhanh.

thanh-cat-tu-han
Nhờ hệ thống Yam mà Thành Cát Tư Hãn có thể giữ liên lạc xa hàng vạn dặm. (Ảnh: Internet)

Yam đã giúp Thành Cát Tư Hãn có thể dễ dàng theo kịp với các diễn biến quân sự. Giúp ông duy trì liên lạc với mạng lưới gián điệp và do thám.

7. Nơi an nghỉ của Thành Cát Tư Hãn hiện vẫn còn là một bí ẩn

Thành Cát Tư Hãn từng thống trị vùng rộng lớn trải dài từ Thái Bình Dương đến tận biển Caspi. Trước khi qua đời, ý nguyện cuối cùng của ông là được chôn cất ở nơi bí mật. Lăng mộ của ổng sẽ không ai biết đến để kẻ thù không bao giờ có thể làm phiền. Nhằm thực hiện di nguyện ấy, một đội quân chuyên biệt được tham gia trông coi và bảo vệ linh cữu. Hàng ngàn con ngựa  quần thảo khắp khu vực nhằm xóa hết sạch dấu vết ngôi mộ. Và 800 năm trôi qua nhưng chưa ai thực sự tìm ra được lăng mộ của vị tướng lĩnh huyền thoại này.

Migola Travel Sưu Tầm và T'ổng Hợp

Những bí ẩn xung quanh cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn

Tham khảo chương trình khám phá Mông Cổ: Tour Khám Phá Thảo Nguyên Mông Cổ

Hotline tư vấn: 0366.55.66.77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

[Infographic] Cẩm Nang Du Lịch Mông Cổ

Cẩm Nang du lịch Mông Cổ – Migola Travel

Mông Cổ

Kinh Nghiệm Du Lịch Mông Cổ – Migola Travel

cuoi-ngua-ben-terkhiin

Thả hồn bên hồ Terkhiin – viên ngọc lạc giữa lòng Mông Cổ

Thủ đô Ulaanbaatar – Điểm đến tuyệt vời tại đất nước Mông Cổ

Thả hồn mênh mông giữa những vẻ đẹp của thảo nguyên Mông Cổ