Bái hỏa giáo, tôn giáo lâu đời nhất của Iran và thế giới

Bái Hỏa giáo còn được gọi là "Bái hỏa giáo, Hỏa yêu giáo, hoặc Đạo Zarathushtra", nhà tiên tri Zarathushtra là người đầu tiên sáng lập ra đạo Zarathushtri vào khoảng 1000 năm trước công nguyên và được xem một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư).

Zarathushtra-sang-lap-bai-hoa-giao
Zarathushtra

Khái quát về lịch sử của Bái Hoả Giáo

Đạo phát triển mạnh ở Iran khoảng thế kỉ 10 – 7 trước công nguyên. Sau đó, phát triển sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn ĐộTrung Hoa.

Bái Hỏa giáo cho rằng trong thời nguyên thủy đã tồn tại hai loại thần linh là "Thiện và Ác", họ đều có sức mạnh sáng tạo và hơn thế còn tổ chức các trận địa của mình. Thần Thiện Ahura Mazda có ý là “chúa của trí tuệ”, thần Ác Angara Mainyu là nơi hội tụ của mọi tội ác như đen tối, chết chóc, hủy diệt, tội ác. Cả hai vị thần này đều có những hiền thần hoặc quyến thuộc trung thành, họ đã tiến hành những cuộc đọ sức, chiến tranh. Cuối cùng Thiện thần đã thắng Ác thần, đi theo thần Thiện để chủ quản thế giới gồm có 7 vị đại Thiên thần ( Thánh linh, Thiện tư, Thiên tắc, chính nghĩa, Kiền kính, tùy tâm, Vương quốc lý tưởng, hoàn hảo và bất hủ).

Bái Hoả Giáo được chia ra 2 đặc tính: nam (Chính nghĩa, Thiện tư, Vương quốc) và nữ (Kiền kính, hoàn thiện, bất hủ). Trong cuộc đấu tranh Thiện ác, Thần Thiện đã sáng tạo ra thế giới để làm tăng sức mạnh đấu tranh của mình. Do đó, trong quá trình đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác cũng là quá trình sáng tạo và hủy diệt thế giới.

Ahura-Mazda-trong-bai-hoa-giao
Thần Thiện Ahura Mazda có ý là “chúa của trí tuệ”

Zarathustra và kinh Avesta

Zarathustra trong ngôn ngữ cổ Avetsta có nghĩa là “con lạc đà màu vàng” hay “người cưỡi lạc đà”. Từ họ Spitama của ông có thể nhận thấy ông xuất thân trong 1 gia đình kỵ sĩ quý tộc Anxi. Theo căn cứ từ các truyền thuyết của Hỏa giáo thì ông sinh vào 628TCN, mất 551TCN, tuy nhiên vẫn có nhiều tranh luận về năm sinh của Zarathustra, đa phần ước tính vào khoảng 1000 năm TCN.

Năm 20 tuổi Zarathustra bỏ nhà sống ẩn dật, năm 30 tuổi nhận được “thần khải” nên đã tiến hành cải cách đối với Đạo Đa thần truyền thống của Ba Tư, sáng lập ra Bái Hỏa giáo. Sau đó, ông lưu lạc ở nhiều vùng Ba Tư, bị đại biểu thần quyền quan lại Ba Tư bức hại, rất ít người tin theo ông. Năm 558TCN, ông được quốc vương Vishtaspa của Batricia tiếp đón, quan tể tướng nước này lấy con gái ông làm vợ nê được nhiều quan đại thần và quý tộc tin theo.

Từ đó, Bái Hỏa giáo có địa vị vững chắc, từ miền Đông Ba Tư phát triển tới miền Tây và các vùng lân cận. Năm 551 TCN, trong cuộc chiến giữa VishtaspaAxeospai của tộc Tolonia, Zarathustra bị sát hại ở miếu thần.

“Avetsta” có nghĩa là “tri thức”, “du lệnh” hoặc “kinh điển”, thường được gọi là Kinh cổ Ba Tư, nhưng đã bị đốt hết khi Alexandre chinh phạt vùng đất này, hiện chỉ con 1 quyển. Quyển kinh này chia ra làm 6 phần:

  • Yasna: sách cúng tế với các bài tán ca
  • Visprat: sách chúng thần
  • Vidèvadat: sách đuổi ma
  • Yashts: sách tán dương thần linh và thiên sứ
  • Khurda: sách cầu nguyện
  • Một quyển sách nhỏ ghi lại các bài tụng ca rời rạc.

Bái Hoả Giáo và cách phân chia lịch sử thế giới

Bái Hỏa giáo chia tiến trình lịch sử của thế giới thành 4 kỳ, mỗi thời kỳ là 3000 năm:

Thời kỳ thứ nhất Thần Thiện sáng tạo ra thế giới tinh thần tĩnh lặng và bất động.

Thời kỳ thứ hai, thế giới vật chất được tạo ra mà trước hết là “lửa - ánh sáng vô hạn”, có màu sắc trắng dạng hình tròn. Đồng thời thần đã dùng đất nặn thành Gayomat (người vượn) có 4 chi cao vót, ánh sáng giống mặt trời, nhưng về sau khi bị các liêu thần của Thần Ác công kích, đã bị tiêu diệt. Hạt giống của giống loài này được bảo tồn, sau 40 năm, đã nảy sinh một đôi vợ chồng đầu tiên của nhân loại. Đôi vợ chồng này giống như cây đại hoàng cuốn chặt lấy nhau, họ xem như  là thủy tổ của loài người.

Thời kỳ thứ ba, hai vị thần này đã tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai bên và Thần Thiện chiến thắng.

Thời kỳ thứ tư là thời kỳ Bái Hỏa giáo thống trị thế giới, quét sạch ma chúng, dẫn dắt nhân loại bước vào vương quốc của “quang minh, công bằng và chân lý”

Một số nghi thức của Bái Hoả Giáo

  1. Lửa thánh: Hỏa giáo cho rằng lửa là con trai của Thần Thiện, có sức mạnh cao nhất, thanh tịnh sáng láng và mạnh mẽ. Do vậy, lửa là con mắt của chính nghĩa. Thời cổ đại Ba Tư, lửa thánh còn được phân chia theo đẳng cấp như tế tư, võ sĩ, nông dân.
  2. Lễ tân sinh: Nam nữ lên 7 (Ấn Độ) hoặc 10 (Ba Tư) đều phải cử hành nghi thức nhập môn do các tư tế ban cho áo thánh và dây lưng thánh để làm dấu hiệu của giáo đồ chân chính. Áo thánh dùng vải thô màu trắng may thành, hai mặt trước sau tượng trưng cho quá khứ và tương lai. Dây lưng thánh tượng trưng cho phương hướng đúng đắn, được dệt bằng 72 sợi lông cừu, vòng quanh bụng 3 lượt.
  3. Nghi thức thanh tịnh: Chia làm 3 phần: Tiểu tịnh (vệ sinh thân thể sạch sẽ trước khi đọc kinh văn); Đại tịnh (tắm gội trước khi làm lễ tân sinh hoặc kết hôn dưới sự chủ trì của một vị tư tế) ; Đặc tịnh (chủ yếu cư hành đối với những người chuẩn bị đảm nhận thần cức hoặc vận chuyển thi thể người chết, cần phải có hai tư tế chủ trì. Những người tham gia loại nghi lễ này dưới sự canh giữ của một con chó; dùng nước, cát và nước đái bò để rửa sach ô uế ở trên thân thể đồng thời trừ bỏ ác tâm, và làm lễ trong vòng 9 ngày)

Trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, con người có thể có ý chí lựa chọn tự do, cũng có quyền quyết định vận mệnh của mình.

Tôn giáo này tin rằng, con người sau khi chết, linh hồn phải chịu sự phán xét cuối cùng của thần quang minh Ahura Mazđa. Thần quang minh căn cứ vào lời nói và việc làm trên trần gian của con người và cho họ lên thiên đường hay vào địa ngục. Do đó, trong lúc còn sống, mọi người phải làm điều thiện, tránh điều ác, bỏ đen tối đi vào chỗ sáng. Tôn chỉ đạo đức của Bái Hỏa giáo là: “Nghĩ điều thiện, nói điều thiện, làm điều thiện”.

Đồng thời có tục cấm chôn cất người chết mà để xác cho loài chim thú ăn thịt gọi là Thiên táng (gần như ở Tây Tạng). Bái Hỏa giáo tôn thờ sự sạch sẽ của đất, nước, lửa và không khí… vì vậy người ta không hỏa táng để làm ô uế lửa và không khí, không thủy táng để làm ô uế nước, không địa táng để làm ô uế đất.

Nhưng tục thiên táng không phù hợp với quan niệm của thời đại mới, nên từ những năm 1960 tín đồ Bái Hỏa giáo đã phải bỏ tháp thiên táng và chấp nhận tục mai táng trong nghĩa trang ở dưới chân núi. Người ta mai táng tử thi trong những ngôi mộ bêtông, hạn chế việc làm “tổn hại” cho đất.

Ngọn lửa bất diệt của Bái Hoả Giáo

Bái Hỏa giáo cho lửa là đại biểu của quang minh và điều thiện, tượng trưng cho Ahura Mazđa, do đó có nghi lễ thờ lửa. Trong đền thờ của Bái Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt.

Ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh, ngôi đền chính của Hỏa giáo có từ năm 470 sau Công Nguyên, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Ngọn lửa hiện đang cháy trong một cái lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có những lớp tường kính bao quanh. Mọi người chụp ảnh ngọn lửa qua bức tường kính ấy.

Ateshkadeh-Isfahan-bai-hoa-giao
Ateshkadeh Isfahan

Migola Sưu Tầm và Tổng hợp

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Thánh đường Hồi giáo Imam – báu vật của thế giới – Du lịch Iran

Quảng Trường Nasqh – e Jahan

Isfahan – cái nôi của lịch sử Trung Đông

11 điều khiến bạn muốn du lịch Iran “ngay và luôn”

Du lịch Iran

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Iran

Văn minh Ấn Độ qua những thành tựu nổi bậc