6 di sản văn hoá tại miền trung được UNESCO công nhận

Miền Trung được biết đến với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và nhiều di sản văn hoá giàu bản sắc dân tộc. Đa phần trong số đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Cùng tìm hiểu về 6 điểm đến của miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc đã được Thế giới công nhận nhé.

1. Di sản văn hoá Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam):

Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 và trong nhiều thế kỷ sau đó là một trong những trung tâm chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là nơi cúng tế của vương triều Chăm Pa trước đây.

Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi, núi  cao khoảng 100 m đến 400 m, nằm giữa Đông Trường Sơn và kinh đô Trà Kiệu.

Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn

Mặc dù qua năm tháng đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá -kiến trúc Chăm Pa cũng như của Đông Nam Á.

2. Phố cổ Hội An (Quảng Nam):

Vốn là một thành phố cảng sầm uất vào thế kỷ 17, lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và giao lưu hội nhập, Phố Cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngày 4/12/1999. Màu thời gian nhuộm khắp mọi nơi  trên Phố Cổ: những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ, những mảng tường xám mốc, xưa cũ, những con phố ngắn hẹp uốn cong, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ và cả những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi lên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.

Đến với Phố Cổ Hội An, bạn sẽ được đắm mình trong một không gian cổ kính, thanh bình với con sông Hoài thơ mộng, Chùa Long Tuyền, Chùa Gầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, câu đối, hoành phi sơn son thếp vàng, tìm về giấc mộng ngàn xưa.

 
Hội An về đêm
Hội An về đêm

3. Nhã nhạc cung đình Huế:

Huế không chỉ có lăng, tẩm, đền đài hay những món ăn đầy lôi cuốn. Huế còn có giai điệu ngọt ngào của một loại hình nghệ thuật đã được công nhận là Di sản thế giới đó chính là Nhã nhạc. Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những tài sản vô giá của dân tộc, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Giá trị ấy đã trường tồn cùng dân tộc và đã được nhân loại tôn vinh. Việc bảo tồn phát huy nó trong xã hội đương đại là công việc rất nặng nề nhưng bước đầu đã thu được những thành quả rất đáng phấn khởi.

Ngày nay dàn nhạc, bài bản, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử dụng ở các hình thức diễn xướng khác nhau trong các dịp như: Festival Huế, lễ hội dân gian, lễ hội Phật giáo, âm nhạc thính phòng, trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch, biểu diễn phục vụ nhân dân trong các cuộc đại lễ hoặc tết cổ truyền dân tộc... Đến Huế, thưởng thức nhã nhạc tại Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm Đường hoặc trên thuyền dọc sông Hương buổi tối, du khách hãy một lần trải lòng và cảm nhận những giai điệu ngọt ngào của một biểu tượng của sự thịnh vượng và trường tồn.

Biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế tại quảng trường Ngọ Môn (Huế).
Biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế tại quảng trường Ngọ Môn (Huế).

 4. Quần thể di tích cố đô Huế:

Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc… Nằm ở bờ bắc sông Hương, thuộc địa phận Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, hệ thống kiến trúc quan trọng nhất của nhà Nguyễn được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông, bao gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Đây là một hình thái kiến trúc tinh tế, các công trình kiến trúc gắn bó với cảnh quan sông núi hữu tình, chứa đựng những đường nét trang trí chạm khắc tinh xảo.

Sau khi tham quan, bạn hãy trải nghiệm ẩm thực Huế phong phú với các món ăn đặc trưng như bún bò Huế, nem lụi, bánh bèo, bánh bột lọc... ăn một lần nhớ mãi.

Ngọ Môn Cố Đô Huế
Ngọ Môn Cố Đô Huế

5. Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình):

Thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50km về phía tây bắc, động Phong Nha được coi là "Thiên Nam đệ nhất động" của Việt Nam, được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, vườn quốc gia này còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kỳ bí, hùng vĩ, ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, được Hiệp hội Hoàng gia Anh bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 tiêu chí: Hang động có cửa hang cao và rộng; có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; có sông ngầm đẹp nhất; có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất; có các hang khô cao và rộng; có Hồ nước ngầm sâu và đẹp; có nước dài nhất. Sau hàng chục cuộc thám sát khoa học của người Việt, người Pháp, người Anh... động Phong Nha vẫn còn đó với những điều bí ẩn.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

6. Di sản văn hoá Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa):

Nằm cách TP Thanh Hóa gần 50 km về phía tây bắc, Thành nhà Hồ thuộc địa bàn các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc vừa được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Thành nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn, cùng sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Đến thăm Thành nhà Hồ, đừng quên thưởng thức món chè lam Phủ Quảng - top 50 quà tặng đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố.

Di tích Thành nhà Hồ
Di tích Thành nhà Hồ

          Migola Travel

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Những cung đường đẹp giữa Sài Gòn và Phan Rang

Khám phá những nhà thờ cổ nổi tiếng ở Việt Nam

Những điểm đến đẹp ở Bình Thuận

4 đảo hoang sơ lôi cuốn các tín đồ du lịch

Phòng nghỉ quyến rũ nhất hành tinh- Six Senses Ninh Vân Bay

Khám phá đảo tôm hùm Bình Ba.