Khám phá những nhà thờ cổ nổi tiếng ở Việt Nam

Trải dài từ Bắc xuống Nam, đất nước ta không chỉ được biết đến bởi những ngôi đền, chùa cổ kính mà còn bởi những ngôi nhà thờ có nét kiến trúc độc đáo. Hầu hết các nhà thờ cổ tại Việt Nam đều được xây dựng vào thời Pháp thuộc, khi mà đạo Cơ Đốc được truyền bá vào nước ta.

Trong số các ngôi nhà thờ cổ kính ở Việt Nam thì theo thứ tự từ Bắc xuống Nam nổi tiếng nhất phải kể đến Nhà Thờ Đá ở Sapa, Nhà thờ lớn ở Hà Nội,nhà thờ Chánh Toà ở Nha Trang, Nhà Thờ Đức Bà tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng Migola Travel điểm qua nhưng nhà thờ cổ này nhé.

1. Nhà Thờ Đá Sa Pa.

Được xây dựng năm 1895,  tính đến nay, Nhà Thờ Đá nằm tại trung tâm thị trấn Sapa đã có 120 năm tuổi. Người Pháp xây dựng nhà thờ này nhằm truyền bá đạo Cơ Đốc vào vùng đất miền núi Tây Bắc. Nhà thờ mang lối kiến trúc Gotic phương tây nhưng lại toạ lạc ở một vị trí đắc địa theo phong thuỷ của phương đông, với phía sau là thế núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng.

nhà thờ cổ Việt Nam: Nhà thờ đá ở Sapa
Nhà thờ đá ở Sapa

Hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng: Cổng Nhà Thờ quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, đượ xem như hướng đón nguồn ánh sáng của Chúa Trời. Khu Tháp chuông phía cuối Nhà Thờ là hướng Tây,  là nơi sinh thành của Chúa Kitô. Lối kiến túc Gotic của Nhà Thờ được thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn…đều là hình chóp, điều này tạo cho Nhà Thờ nét bay bổng thanh thoát.

Toàn bộ Nhà Thờ bao gồm tường, nền nhà, tháp chuông, sân và bờ kè xung quanh được xây bằng đá đẽo  được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay đã được làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông Nhà Thờ là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, và chưa cần phải sửa chữa lần nào. Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho Nhà Thờ Đá Sapa.

Nhà thờ cổ Việt Nam: nhà thờ đá Sapa
Phần tường của nhà thờ đá ở Sapa

Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, Nhà Thờ Đá Sapa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dãy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Đứng ở bốn phía nhà thờ đều có thể quan sát được các di tích của thị trấn Sapa. Nhà Thờ Đá ở Sapa, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (ngày nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (ngày nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc Pháp rất đặc trưng.

Nhà thờ cổ Việt Nam: Bên trong nhà thờ đá ở Sapa
Bên trong nhà thờ với mái vòm công kiểu Gotic

2. Nhà thờ Lớn Hà Nội.

Được xây dựng từ năm 1887 đến nay, Nhà Thờ Lớn Hà Nội đã có 128 tuổi. Nhà thờ được thiết kế và xây dựng theo phong cách kiến trúc Gotic châu Âu thời trung cổ. Lối kiến trúc nàyvới những mái vòm uốn cong, rộng và  hướng lên bầu trời. rất thịnh hành ở Châu Âu trong thế kỷ 12 với công trình tiêu biểu là Nhà thờ Đức Bà Paris.

Nhà thờ cổ Việt Nam: nhà thờ Lớn ở Hà Nội
Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội

Nhà Thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m.Vật liệu xây dựng chính của Nhà Thờ Lớn Hà Nội là gạch đất nung và tường trát bằng giấy bổi. Trên đỉnh Nhà Thờ có cây thánh giá bằng đá. Không gian rộng lớn bên trong nhà thờ khá lộng lẫy với khu cung thánh chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng kết hợp với hệ thống tranh Thánh bằng kính màu.

Nhà thờ cổ Việt Nam: nhà thờ lớn hà nội
Bên trong nhà thờ lớn Hà Nội

3. Nhà Thờ Chánh Toà ở Nha Trang

Nhà thờ Chánh Toà Nha Trang được cha sứ Louis Vallet khởi công xây dựng vào năm 1928 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1933. Ngoài tên gọi chính thức là Nhà Thờ Chánh Toà Kitô Vua, Nhà Thờ còn có các tên gọi khác như: nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Đá, nhà thờ Ngã Sáu, nhà thờ Núi...

Nhìn từ xa, Nhà Thờ Chánh Toà Nha Trang tựa như một lâu đài cổ được xây dựng bằng đá phiến màu xám. Công trình Nhà Thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gotic với bố cục chắc khỏe thể hiện qua những khối lập thể nhỏ dần, vươn cao, cửa vòm đầu nhọn…là đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo phương Tây.

nhà thờ cổ Việt Nam: nhà thờ chánh toà Nha Trang
Nhà Thờ Chánh Toà Nha Trang

4. Nhà Thờ Đức Bà (TP.HCM).

Nhà Thờ Đức Bà tại Tp. HCM do kỹ sư người Pháp tên Bourard chỉ huy xây dựng, bắt đầu khởi công từ năm 1877 và đến năm 1880 thì hoàn thành. Nhà Thờ phần nào mô phỏng theo kiểu mẫu của Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) , tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà Thờ có kiến trúc bề thế với hai gác chuông cao ngang tầm nóc Nhà thờ. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh Thánh Giá là 60m50.Bên trong tháp có treo sáu quả chuông lớn với trọng lượng lên đến 24.000kg. Thánh đường của Nhà Thờ Đức Bà dài 133m, ngang 35m và cao 21m. Toàn bộ Thánh đường có 56 ô cửa kính màu được sản xuất ở hãng Lorin  (Chartres -Pháp).

Giữa hai gác chuông của Nhà Thờ Đức Bà có chiếc đồng hồ hiệu R.A với một bộ máy nặng trên 1 tấn, gắn vào một khung sắt, chiều ngang : 2m, cao 1m, và đặt trên bệ gạch. Mặt kim đồng hồ hướng ra đường Ðồng Khởi. Máy đồng hồ tuy đơn giản nhưng cho đến ngày nay vẫn chạy rất đúng giờ, và đổ chuông báo giờ rất chuẩn xác. Ðồng hồ này được làm vào năm 1877, đến nay đã được 138 tuổi (2015).

Nhà Thờ Đức Bà ngày nay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Mình mà bất kỳ tour du lịch tham quan thành phố nào cũng không thể bỏ qua.

Nhà thờ cổ Việt Nam: nhà thờ Đức Bà
Nhà Thờ Đức Bà- Công trình tiêu biểu của Tp. HCM

(Tommy)

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Những điểm đến đẹp ở Bình Thuận

4 đảo hoang sơ lôi cuốn các tín đồ du lịch

Phòng nghỉ quyến rũ nhất hành tinh- Six Senses Ninh Vân Bay

Khám phá đảo tôm hùm Bình Ba.

Top 10 điểm đến hấp dẫn tại Đà Lạt

6 di sản văn hoá tại miền trung được UNESCO công nhận