Những Điểm Tham Quan Lý Tưởng Khi Đến Thổ Nhĩ Kỳ

So với các quốc gia ở châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ không nổi trội bởi sự trù phú và hiện đại. Nhưng bù lại, khi đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những cảnh quan thiên nhiên phong phú, những tàn tích xưa đầy bí ẩn và những công trình kiến trúc cổ đại uy nghi. Thành phố đá Cappadocia, thư viện Celsus…. là những điểm tham quan lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành phố đá Cappadocia

Cách đây hàng triệu năm, một trận núi lửa  khủng khiếp đã xảy ra tại Cappadocia khiến cho những khối nham thạch khổng lồ phun trào lên khỏi mặt đất và qua thời gian, chịu tác động của ngoại lực, những khối nham thạch đó đã tạo thành những cột đá mang nhiều hình thù đặc biệt, lạ mắt.

Thành phố đá Cappadocia
Những cột đá khổng lồ được hình thành bỏi những khối nham thạch chịu tác động của ngoại lực theo thời gian

Người dân sinh sống ở đây đã tận dụng những cột đá này để chạm khắc nên những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo như nhà ở, nhà thờ, tu viện… và những vật dụng khác phục vụ cuộc sống. Đến với thành phố đá Cappadocia, ngoài những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ đại tại nơi này như viện bảo tàng mở Goreme, thành phố ngầm do những người Cơ Đốc xây dựng nhằm lẩn trốn sự truy đuổi của quân đội La Mã.

Để khám phá Cappadocia, du khách có thể lựa chọn những phương tiện khác nhau như xe máy, xe địa hình hoặc cưỡi ngựa….Ngoài ra, nếu muốn được khám phá một cách toàn diện, chi tiết nhất và thoải mái về chuyện tiền bạc, quý khách có thể thuê khinh khí cầu để được ngắm nhìn toàn bộ thành phố Cappadocia.

Thư viện Celsus

Được xây dựng vào năm 110 do con trai của Quan Chấp Chính là Tiberius Iulius Celsus Polemaeanus xây dựng để dành tặng cho cha mình. Thư viện Celsus có nét kiến trúc vô cùng tinh xảo và đồ sộ. Sân trước, các bức tường, sàn nhà và các lối đi đều được lát đá cẩm thạch, phía trước là 4 bức tượng đại diện cho các vị thần trí tuệ, học thức, thông minh và đức hạnh. Cổng và trần của thư viện được trang trí bằng dây leo và chạm khắc những hoa văn tinh xảo. Hai tầng của thư viện Celsus là nơi cất giữ từ 12.000 đến 15.000 cuốn sách cổ quý giá.

Thư viện Celsus với lối kiến trúc độc đáo cùng với những hoa văn, họa tiết tinh xảo
Thư viện Celsus với lối kiến trúc độc đáo cùng với những hoa văn, họa tiết tinh xảo

Vào năm 262, toàn bộ bên trong thư viện đã bị thiêu rụi bởi cuộc xâm lăng của người Goth và đến thế kỷ thứ 10, cấu trúc của thư viện lại bị tác động mạnh bởi một trận động đất lớn. Thư viện đã được khôi phục một phần vào năm 1970 và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Thư viện Celsus là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là du khách đam mê khảo cổ và lịch sử.

Cung điện dưới nước Yerebatan Cistern

Nằm trong lòng thành phố Istanbul, cung điện dưới nước Yerebatan Cistern đã không ít lần gây thắc mắc và tò mò cho người dân sống ở Istanbul bởi tiếng nước chảy trong lòng đất. Mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước, những nhà khảo cổ học mới phát hiện ra một cung điện dưới nước khổng lồ gần nhà thờ Blue Mosque, từ đó những sự thật kỳ bí của cung điện được mở ra.

Cung điện dưới nước Yerebatan Cistern
Cung điện dưới nước Yerebatan Cistern mang nhiểu nét độc đáo và huyền bí

Yerebatan Cistern không phải là cung điện dưới nước duy nhất tại thành phố Istanbul nhưng là cung điện dưới nước lớn nhất tại nơi đây. Cung điện có chiều rộng 70m, dài 140m và có 336 cột đá cao 9m để chống đỡ mái vòm khổng lồ bên trên. Thực chất Yerebatan là một bể chưa nước lớn được xây dựng vào thế kỷ VI, thời kỳ Byzantine nhằm mục đích cung cấp nước cho cung điện và ngăn chặn những mối nguy hiểm từ kẻ thù. Sự lung linh kỳ ảo trong cung điện được cho là bởi linh hồn của nữ thần rắn, người ta cho rằng bất cứ ai nhìn vào đôi mắt thần rắn sẽ phải hóa thành tượng đá.

Cho đến ngày nay, một số người dân của thành phố Istanbul còn sử dụng nước trong cung điện để sinh hoạt. Thật tuyệt với khi đến Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa hè để được khám phá cung điện đặc biệt này và thử cảm giác uống thử nước nơi đây.

Lâu đài bông

Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, nhìn từ xa, giữa một vùng đất toàn rừng cây, đồi núi khô cằn sỏi đá bỗng hiện lên một vùng đồi trắng xóa như một núi tuyết. Nhưng thực tế vùng đồi cao sừng sững ấy lại là calcium carbonate trải qua hàng nghìn năm đông cứng lại và tạo nên một vùng núi đá vôi đẹp như tranh vẽ.

Lâu đài bông
Lâu đài bông với những khoang hồ xếp dạng bật thang

Nhưng đẹp nhất ở Pamukkale không phải là núi đá vôi tầng tầng lớp lớp với thạch nhũ trắng toát đủ hình thù mà là những khoang hồ được xếp theo kiểu bậc thang với kích cỡ to nhỏ khác nhau và thoang thoảng mùi lưu huỳnh. Có hàng chục khoang hồ đủ loại, từ to và nằm trên đường lên đỉnh của tất cả cho tới nhỏ và nằm xa tít ở những nơi không được phép đặt chân tới. Những khoang hồ ấy chứa bên trong nước khoáng màu xanh da trời cùng lớp cát hay đất sét mịn vô cùng thích mắt và là một nơi lý tưởng để du khách tắm và thư giãn.

Migola Travel

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Thung Lũng Của Quý Ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thánh Đường Hagia Sophia – Đền Thờ Trí Tuệ Thần Thánh

egypt (1)

Cùng Migola Travel khám phá Ai Cập một cách trọn vẹn nhất

Chinh phục đỉnh núi Jungfraujoch – Trải nghiệm không thể bỏ qua khi du lịch Thụy Sĩ

Kinh Nghiệm Du Lịch Iceland – Đất nước của Băng và Đảo

Vẻ đẹp đầy bí ẩn và “hiếm có khó tìm” của Thành phố Leh Ladakh