Đền Jupiter – Sự kì diệu và bí ẩn của đại công trình La Mã

Tại miền đông Li Băng (Lebanon) có một thành phố gọi là Baalbek. Nơi có một tàn tích tên gọi là đền Jupiter (Temple of Jupiter). Đây là một công trình vĩ đại xuất hiện hàng thế kỷ trước. Đền Jupiter ẩn chứ nhiều bí mật thách thức giới chuyên môn hàng thế kỹ nay. Du lịch Trung Đông, khám phá về miền đất của những huyền thoại, bạn sẽ có cơ hội được khám phá công trình vĩ đại này trong hành trình đến với Lebanon.

(Jupiter là tên một vị Thần trong thần thoại La Mã. Sau này người ta dùng tên này đặt tên cho một hành tinh trong thái dương hệ, đó là Sao Mộc, Jupiter).

Những cây cột còn sót lại của Đền Jupite. (Ảnh: Internet)

Đến nay niên đại của đền vẫn còn là dấu chấm hỏi. Giới chuyên môn vẫn chưa xác định được thời gian chính xác xuất hiện ngôi đền. Theo một vài luồng ý kiến có thể ngôi đền được xây dựng khoảng năm 27 trước công nguyên. Đây là  thời Hoàng Đế La Mã Augustus, có lẽ ông đã đưa ra một quyết định không thể hiểu được về chuyện xây dựng một ngôi đền vĩ đại tại một nơi không ai biết.

Một đại công trình đồ sộ tại Lebanon

Đền Jupiter hùng vĩ đến tuyệt đối, với một cái sân rộng lớn được xây cất trên nền đất rộng mà ngày nay vẫn còn ba bức tường khổng lồ ngăn đỡ. Những bức tường ngăn này được hình thành từ 27 khối đá vôi, với kích thước lớn hơn bất kì khối đá vôi nào có thể được tìm thấy trên thế giới. Mỗi một khối đá nặng ít nhất là 300 tấn, và có ba khối đá nặng hơn 800 tấn. Ba khối đá này được biết đến với tên gọi “Đại Tam Thạch” (Trilithon). Đại Tam Thạch trong những bức tường ngăn là ba trong bốn tảng đá lớn nhất từng được nhấc lên trong lịch sử.

Đền Jupiter thật sự là một trong những ngôi đền cổ ấn tượng nhất trên thế giới. Với kích thước 88×48m đứng trên một bục đài, có một bậc thang hoành tráng dẫn lên. Bục đài này cao hơn 13 mét so với địa hình xung quanh.

Một bản vẽ concept của họa sĩ về hình ảnh của Baalbek thời La Mã. (Ảnh: Internet)

Vào thời La Mã, Baalbek chỉ là một thành phố nhỏ nằm trên tuyến đường buôn bán tới Damascus. Nó không có một tầm quan trọng nào về tôn giáo hay văn hóa đối với La Mã ngoài việc là một khu vực chôn cất được yêu thích của những bộ tộc bản xứ. Thật khó hiểu tại sao một đế chế La Mã rất ích kỉ lại phải thật sự vất vả khó nhọc tạo ra một công trình kiến trúc tráng lệ và xa xỉ đến thế tại Li Băng – và tại một nơi như Baalbek cách rất xa La Mã.

La Mã, nói cho cùng là một đế quốc tham lam. Họ đã cướp đi rất nhiều kho tàng lịch sử của những nước khác, ví dụ như những cột tưởng niệm (obelisks) của Ai Cập, và cũng ngay trong khoảng thời gian Đền Jupiter đang được xây dựng. Sẽ hợp lý hơn nếu nghĩ rằng Baalbek sở hữu cái gì đó mà người La Mã ham muốn. Một cái gì đó mà không nơi nào, kể cả La Mã có thể cho họ được. Có thể đây cũng chính là lý do có rất nhiều người ước nguyện muốn được chôn cất tại đây.

Nghi vấn chồng chất

Khi điều tra những khối đá trong các bức tường ngăn trong đền. Người ta phát hiện rằng chúng đã bị hao mòn hơn rất nhiều so với những phần đá khác. Chỉ có một giả định hợp lý rằng những khối đá bị hao mòn hơn đã được dựng lên lâu đời hơn.

Một số chuyên gia phán đoán rằng ngôi đền là sự bổ sung vào một nền tảng đã từng tồn tại trước đó rất lâu. Và điều này cũng giúp giải thích luôn tại sao một địa điểm hoang vu như vậy đã được chọn xây đền – bởi vì nó cung cấp cho Augustus một nền tảng có sẵn để xây dựng ngôi đền của ông.

Vậy nền móng đến từ đâu?

Đó lại là vấn đề của giới chuyên môn, khá ít bài viết chia sẽ về vấn đề này. Chắc chắnđó là một nền văn minh có kỹ thuật xây dựng cực kỳ phát triển. Những tại sao giới chuyên môn và các nhà khoa học không phân tích thêm về vấn đề này, đó vẫn là một điều khó hiểu.

Nhưng có một điều chắc chắn, các bức tường ngăn vĩ đại có trước thời La Mã. Chúng ta đã không tìm thấy một chứng cứ nào người La Mã về đã xây dựng những bức tường tuyệt hảo này. Chỉ có những văn bản lưu lại về khả năng vận chuyển đá xuyên suốt các triều đại của nhiều vị hoàng đế La Mã.

Phù điêu trang trí trong đền Jupiter . (Ảnh: Internet)

Tư liệu cho ta biết được khả năng chuyên chở những khối đá lớn của La Mã thời đó là chỉ hơn 300 tấn một chút. Và để làm được đó không phải là một điều đơn giản. Ví dụ như cuộc vận chuyển Cột Tưởng Niệm Laterano (Laterano Obelisk) tới La Mã, từng được ăn mừng nhiệt liệt, đã là một phi vụ khó khăn và nguy hiểm không tả xiết, kế hoạch đã phải kéo dài qua 3 triều đại hoàng đế. Vậy mà cuộc vận chuyển của những khối đá khổng lồ 800 tấn tại Baalbek cho Ngôi Đền Jupiter không thấy được nhắc tới trong những sổ sách lưu trữ.

Năm 636, Đền Jupiter đã bị chiếm đóng bởi người Ả Rập và nó đã bị biến thành một pháo đài, đồng thời họ cũng đã sửa sang thêm vào. Theo truyền thuyết của dân bản địa, Baalbek có thể đã từng là một trung tâm tôn giáo thờ phượng Baal trong nền văn minh Phoenicia, và truyền thuyết Ả Rập bản xứ tương truyền rằng những tảng đá ngăn tường khổng lồ này đã có từ thời của Cain và Abel (2 anh em trong Thánh Kinh Cựu Ước).

Những khối đá đến từ đâu?

Gần lối vào phía nam của Baalbek là một mỏ đá, nơi đá được khai thác cho đền thờ. Tuy nhiên không có bất kì dấu vết nào về một con đường hay lối vận chuyển từ mỏ đến đền. Điều này cũng nêu ra câu hỏi về cách thức vận chuyển những khối đá tảng 800 tấn tới địa điểm xây dựng, nếu chúng từng thật sự được vận chuyển.

Điều này dẫn tới 2 trường hợp: Những khối đá dựng tường đã từng được di chuyển vào một thời đại rất xa xôi đến nỗi mọi dấu vết về con đường đã biến mất. Hoặc là chẳng cần một con đường nào hết. Thật sự thì có một con đường cũng vô ích bởi chính cái sức nặng khủng khiếp của những khối đá. Nếu có một con đường cho một loại công trình như thế thì nền móng của nó phải cực kì vững chắc và chắc chắn là nó sẽ phải vẫn còn lưu lại dấu vết cho tới ngày nay. Vậy thì chúng được di chuyển thế nào?

Tảng đá lớn nhất, tại mỏ đá gần đền. (Ảnh: Internet)

Tại khu vực mỏ đá còn có một tảng đá nguyên vẹn đã được xử lý lớn nhất trái Đất. Nó có tên là “Tảng Đá Thai Phụ” (“Stone of the Pregnant Woman.”) Được ước lượng nặng 1650 tấn, với kích thước 21.5m x 4.8m x 4.2m. Với kĩ thuật ngày nay không gì có thể di chuyển nó được. Thực tế, phải cần 24 cần cẩu hạng nặng mới có thể chỉ nhấc nó lên được, nhưng di chuyển nó là điều không tưởng.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng Graham Hancock đề xuất giả thuyết cho rằng những tảng cự thạch này đã được tạc bởi một nền văn minh lâu đời hơn. Nó có niên đại có lẽ khoảng 12.000 năm trước, và người La Mã chỉ chịu trách nhiệm xây dựng đền thờ xung quanh chúng. Ông tự hỏi không biết chúng có cùng thời với di chỉ cự thạch của đền thờ Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ hay không.

Tóm lại, đền Jupiter là một tuyệt tác chúng ta không thể bỏ qua khi du lịch Lebanon. Nó ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa vượt xa tầm hiểu biết của con người hiện đại. Vẫn còn nhiều câu hỏi còn bỏ ngõ, lời giải đáp chỉ có thời gian mới làm thấu đáo.  

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Đền Jupiter - Sự kì diệu và bí ẩn của đại công trình La Mã

Hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại đây: Tour Lebanon – Jordan – Vùng Đất Của Những Huyền Thoại

Hotline tư vấn: 0366.55.66.77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Chinh phục đỉnh núi Jungfraujoch – Trải nghiệm không thể bỏ qua khi du lịch Thụy Sĩ

Kinh Nghiệm Du Lịch Iceland – Đất nước của Băng và Đảo

egypt (1)

Cùng Migola Travel khám phá Ai Cập một cách trọn vẹn nhất

Vẻ đẹp đầy bí ẩn và “hiếm có khó tìm” của Thành phố Leh Ladakh

cuoi-ngua-ben-terkhiin

Thả hồn bên hồ Terkhiin – viên ngọc lạc giữa lòng Mông Cổ

Vẻ đẹp ngỡ ngàng của du lịch Lebanon